Bạn đang tìm hiểu ngành Kế toán và có thắc mắc về “Kế toán có mấy chuyên ngành?”. Lựa chọn một chuyên ngành Kế toán phù hợp là việc rất quan trọng, bởi mỗi một chuyên ngành đều có những đặc điểm và cơ hội riêng. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá các chuyên ngành Kế toán để chọn lựa một cách chính xác và phù hợp nhất!
Mục lục
Kế toán có mấy chuyên ngành?
Theo thông tư ban hành của Bộ LĐ-TB&XH ban hành ngày 30/12/2020, ngành Kế toán – Kiểm toán gồm có 11 chuyên ngành. Cụ thể như sau:
Chuyên ngành Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là lĩnh vực thực hiện các quá trình thu thập, xử lý và cung cấp các số liệu giá trị tài sản trong doanh nghiệp.
Người làm kế toán tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp các sổ sách, chứng từ, ghi chép lại và thống kê những số liệu một cách chi tiết, từ đó phản ánh lại vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Với chuyên ngành kế toán tổng hợp bạn sẽ được học và thực hành nhiều kiến thức, từ cơ bản tới nâng cao, bao gồm:
- Các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ: Các nguyên lý kế toán, kế toán bán hàng, kế toán tiền, luật thuế, các thông tư, quy định ngành Kế toán,….
- Kiến thức về tin học văn phòng: Thành thạo các công cụ hỗ trợ như Word, Excel, Powerpoint,.. và các phần mềm kế toán chuyên dụng như: Fast, Bravo, Misa,…
- Kiến thức về ngoại ngữ
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Đây là một ngành, nghề bao gồm các quá trình từ việc thu thập, kiểm tra đến phân tích, xử lý. Từ đó, kế toán viên phải đảm bảo cung cấp được những thông tin liên quan đến kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, thời gian lao động hay các hiện vật của doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp thường có 3 thành phần chính như sau:
- Kế toán: Gồm Kế toán bán hàng, Kế toán chi phí và hoạch định giá
- Giao dịch: Quản lý, giám sát các giao dịch, tài sản cố định của doanh nghiệp
- Hạch toán: Quan sát điều tra, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình hợp tác kinh tế và ngân sách.
Chuyên ngành Kế toán vật tư
Kế toán vật tư có nhiệm vụ quản lý, theo dõi các hoạt động nhập-xuất các nguyên vật liệu và hàng hóa, vật tư,.. của doanh nghiệp. Đồng thời, người làm Kế toán vật tư cũng cần phải nắm bắt được các vật liệu, hàng hóa đang tồn đọng trong kho. Phải có những ghi chép và xử lý các dữ liệu đầy đủ, chi tiết và chính xác bằng các loại giấy tờ, sổ sách liên quan.
Đây là một vị trí rất quan trọng, được đăng tuyển thường xuyên tại nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Tại những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, khi làm kế toán viên vật tư bạn sẽ được kiêm nhiều nhiệm vụ từ quản lý, kiểm soát vật tư đến vốn lưu động trong kinh doanh.
Chuyên ngành Kế toán ngân hàng
Một chuyên ngành khác của ngành Kế toán đó chính là Kế toán ngân hàng.
Kế toán ngân hàng sẽ bao gồm các hoạt động nghiệp vụ về thu thập, phân tích và xử lý các số liệu chủ yếu về các hoạt động tiền tệ, các thẻ tín dụng và những dịch vụ khá của ngân hàng. Đồng thời, cũng mang lại các thông tin về công tác quản lý tiền tệ ở tầm vĩ mô và vi mô cho các tổ chức theo quy định của pháp luật.
Mức lương trung bình của Kế toán ngân hàng được đánh giá là khá cao (khoảng 13 triệu vnđ/tháng). Chính vì vậy đây cũng là một chuyên ngành thu hút nhiều bạn theo học.
Chuyên ngành Kế toán tin học
Đối với những bạn yêu thích làm việc trên máy tính thì đây chính là chuyên ngành phù hợp với bạn. Kế toán tin học có thể hiểu là công việc sử dụng các phần mềm ứng dụng của kế toán như Asiasoft,.. trên máy tính, từ đó ứng dụng nó vào thực hành các công tác kế toán.
Kế toán tin học được cho là thú vị hơn hẳn các chuyên ngành Kế toán khác. Bạn có thể ứng dụng thực tế nhiều phần mềm, hiểu được cơ bản về công nghệ thông tin. Sau khi ra trường sẽ chiếm được các ưu thế và khả năng việc làm cao.
Chuyên ngành Kế toán hành chính sự nghiệp
Đây là chuyên ngành học tập về các vị trí công việc trong các môi trường hành chính như: Trường học, ủy ban, bệnh viện,.. Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ có đầy đủ các kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng nghiệp vụ kế toán. Từ đó, có năng lực làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Chuyên ngành Kế toán lao động và bảo hiểm xã hội
Kế toán lao động và bảo hiểm xã hội bao gồm các công việc đăng ký, lưu trữ, thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm cho người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản,…
Người làm Kế toán lao động và bảo hiểm xã hội sẽ đảm nhận các công việc:
- Đăng kí bảo hiểm cho lao động mới làm việc tại công ty
- Giải quyết các vấn đề phát sinh về bảo hiểm cho người lao động
- Thực hiện đầy đủ các loại bảo hiểm của từng lao động theo quy định.
- Thực hiện đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động dựa trên quỹ lương của họ
- Kiểm tra và rà soát kĩ các thông tin bảo hiểm theo từng kì
Chuyên ngành Kế toán hợp tác xã
Học chuyên ngành kế toán hợp tác xã, bạn sẽ được trang bị các kỹ năng về thu thập, xử lý, kiểm tra,…của hoạt động kinh doanh hàng ngày trong hợp tác xã. Từ đó, biết cách tổng hợp và báo cáo các kết quả bằng các văn bản báo cáo Kế toán.
Chuyên ngành Kế toán xây dựng
Đây là chuyên ngành về việc thực hiện các nhiệm vụ ghi chép, lưu trữ các loại hồ sơ và giấy tờ liên quan đến những chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Giúp chủ doanh nghiệp tối ưu hóa được các chi phí, đảm bảo cho dự án được xây dựng và hoạt động thành công.
Người theo học ngành này sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn so với các chuyên ngành Kế toán khác.
Chuyên ngành Kế toán thuế
Kế toán thuế là một bộ phận của Kế toán doanh nghiệp. Người làm Kế toán thuế chịu trách nhiệm vận hành doanh nghiệp của mình theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo rằng doanh nghiệp đang thực hiện đủ nghĩa vụ và các trách nhiệm với Nhà nước.
Người học chuyên ngành này cần nắm vững và cập nhật các quy định của pháp luật. Chuyên ngành này phù hợp với những bạn có sự yêu thích và tìm hiểu về pháp luật kinh tế Việt Nam.
Chuyên ngành Kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ hay còn được gọi với một cái tên khác là kế toán quản trị. Kế toán viên nội bộ sẽ phải nắm bắt được toàn bộ những vấn đề phát sinh của doanh nghiệp. Từ đó, thống kê lại các số liệu tri tiết và chính xác, cung cấp cho lãnh đạo.
Chuyên ngành này yêu cầu bạn có tính cẩn thận, tỉ mỉ và nhanh nhạy trong công việc. Có thể phát hiện và tập hợp được các con số của doanh nghiệp một cách chính xác.
Chọn chuyên ngành kế toán như thế nào cho phù hợp?
Mỗi một chuyên ngành đều mang lại những lợi thế và khó khăn khác nhau. Chính vì thế, để lựa chọn một chuyên ngành phù hợp, bạn cần hiểu rõ thông tin về các chuyên ngành như: Định nghĩa của ngành, kiến thức được học, cơ hội việc làm, mức lương,…
Ngoài ra, bản thân bạn cần xác định được năng lực, sở thích và đam mê của bản thân. Bởi sự yêu thích đối với ngành học chính là nền tảng tạo động lực học tập cho bạn.
Khi hiểu rõ được Kế toán có mấy chuyên ngành, bạn có thể lựa chọn được chuyên ngành học phù hợp với bản thân để nâng cao thành công trên sự nghiệp của bạn. Hi vọng bài viết trên đây do Trường Cao đẳng Bách Khoa tổng hợp thông tin các chuyên ngành Kế toán sẽ giúp cho các bạn học sinh cuối cấp định hướng được ngành nghề chính xác và đúng đắn nhất.
Xem thêm: Hướng nghiệp ngành kế toán