Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ Ô tô

4.8/5 - (5 votes)

Xem chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô? Ngành Công nghệ Ô tô hệ Cao đẳng chính quy học những môn gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô
  • Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô
  • Mã nghề: 6510216
  • Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
  • Thời gian đào tạo: 2,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô đào tạo người học có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự tìm việc làm. Trong quá trình học tập, thảo luận, trao dồi kiến thức và kỹ năng nghề Công nghệ ô tô cho người học. Rèn luyện thái độ người học làm việc đúng tác phong công nghiệp, làm việc theo qui trình, an toàn, mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao. 

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng nghề trong ngành Công nghệ Ôtô nói riêng và có hiểu biết, có khả năng giải quyết một số vấn đề trong lĩnh vực Cơ khí Động lực nói chung.

1.2. Mục tiêu cụ thể chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô

Người học ngành Công nghệ Ô tô hệ Cao đẳng chính quy cần đáp ứng được yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, chính trị đạo đức và giáo dục quốc phòng theo nội dung trong chương trình đào tạo cụ thể như sau:

a. Kiến thức:

  • Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;
  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
  • Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu  các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
  • Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;
  • Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại;
  • Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;
  • Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;
  • Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
  • Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất

b. Kỹ năng:

  • Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và  kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;
  • Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;
  • Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
  • Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
  • Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
  • Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các  tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
  • Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
  • Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
  • Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.

c. Chính trị, đạo đức:

  • Hiểu biết những vấn đề cơ bản về đường lối của Đảng, chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước,;
  • Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có chất lượng và năng suất cao;
  • Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

d. Thể chất, quốc phòng:

  • Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
  • Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

1.3. Cơ hội việc làm sinh viên Công nghệ ô tô

Sau khi tốt nghiệp, đáp ứng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô sinh viên có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau:

  • Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;
  • Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
  • Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
  • Giáo viên giảng dạy thực hành trong các cơ sở đào tạo nghề.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô

  • Số lượng môn học, mô đun: 35
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2505 giờ
  • Khối lượng các môn học chung: 465 giờ
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2040 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 745 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm, kiểm tra: 1760 giờ.
  • Thời gian khóa học: 2,5 năm

3. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô được học những gì? Xem ngay khung nội dung các môn học ngành công nghệ Ô tô của Trường Cao đẳng Bách Khoa.


Mã MH/ MĐ

Tên mô học/ mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/

Kiểm

tra

I Các môn học chung   465 175 265 25
MH 01 Chính trị 4 75 41 29 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng an ninh 4 75 36 35 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Tiếng anh cơ bản 5 120 42 72 6
MH07 Kỹ năng giao tiếp 2 30 18 10 2
II Các môn học, mô đun chuyên môn nghề    2040 580 1366 94
II.1 Các môn học, mô đun cơ sở   420 210 182 28
MH 08 Tiếng anh chuyên ngành 2 45 20 22 3
MH 09 Điện kỹ thuật 2 30 20 8 2
MH 10 Điện tử cơ bản 2 30 20 8 2
MH 11 Vật liệu học 2 30 20 8 2
MH 12 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 2 30 20 8 2
MH 13 Vẽ kỹ thuật 2 30 15 13 2
MH 14 Công nghệ khí nén – thuỷ lực ứng dụng 2 30 20 8 2
MH 15 An toàn lao động 2 30 20 8 2
MH 16 Tổ chức quản lý sản xuất 2 30 20 8 2
MH 17 AUTOCAD 2 45 15 27 3
MH 18 Nguội cơ bản 2 45 10 32 3
MH 19 Hàn cơ bản 2 45 10 32 3
II.2 Các môn học, mô đun chuyên nghề   1620 370 1184 66
MĐ 20 Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa 2 30 20 8 2
MĐ 21 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và nhóm piston  5 120 35 80 5
MĐ 22 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí 3 80 20 55 5
MĐ 23 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát 2 45 15 27 3
MĐ 24 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 2 45 15 27 3
MĐ 25 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel 3 60 20 37 3
MĐ 26 Bảo dưỡng và sửa chữa điện động cơ ô tô 5 125 35 85 5
MĐ 27 Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe ô tô 7 150 45 100 5
MĐ 28 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực 5 120 35 80 5
MĐ 29 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển 2 45 15 27 3
MĐ 30 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái 2 45 15 27 3
MĐ 31 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh 5 125 35 85 5
MĐ 32 Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động 2 45 15 27 3
MĐ 33 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí 2 45 15 27 3
MĐ 34 Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô 3 60 15 42 3
MĐ 35 Thực tập tốt nghiệp 7 300 10 285 5
MĐ 36 Dự án tốt nghiệp 4 180 10 165 5
TỔNG CỘNG 103 2505 755 1631 119  

 



Kết nối với chúng tôi