Mục đích khi theo học hệ Cao đẳng là ‘sẵn sàng làm việc’; chính vì thế, chương trình đào tạo được thiết kế không đặt quá nặng về vấn đề học thuật mà chú trọng vào việc thực hành hoàn toàn liên quan đến một ngành nghề cụ thể.
Việc học tập thông qua phương pháp tiếp cận nghề nghiệp giúp học viên rút ngắn được thời gian đào tạo khi không mất quá nhiều thời gian vào nghiên cứu lý thuyết mà tận dụng phần lớn vào việc nâng cao tay nghề và cọ sát với công việc và tiếp thu kiến thức thực tiễn trực tiếp.
Đơn cử là ngành Công nghệ Ô tô, vì đặc trưng ngành học nên sinh viên được tạo điều kiện tối đa để thực hành sớm nhất có thể. Lý thuyết và thực hành hầu như đều được truyền tải song song ngay từ năm nhất và sinh viên cũng được làm quen với các công nghệ hiện đại và cả kỹ năng chuyên môn cũng trong thời gian này.
Song song với lý thuyết, sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn chi tiết và trực tiếp tháo lắp các loại động cơ, quan sát quá trình vận hành của các bộ phận trên ô tô thông qua các mô hình cắt bổ, mô hình hệ thống đánh lửa qua các thời kỳ, mô hình hệ thống điện thân xe, mô hình hệ thống cảm biến và mô hình xe thực tế.
Một số môn học chuyên ngành Công nghệ Ô tô tại trường Cao đẳng Bách Khoa:
- Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa
- Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và nhóm piston
- Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí
- Bảo dưỡng và sử chữa hệ thống bôi trơn và làm mát
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
- Bảo dưỡng và sửa chữa điện động cơ ô tô
- Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe ô tô
- Bảo dưỡng và sửa chữ hệ thống truyền lực
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh
- Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
- Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
- Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô
Một số hình ảnh sinh viên ngành Công nghệ Ô tô học thực hành tại xưởng thực hành công nghệ Ô tô: