Ngành Công nghệ Ô tô là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngành Công nghệ Ô tô

5/5 - (1 vote)

Ngành Công nghệ Ô tô là một lĩnh vực học tập hấp dẫn và tiềm năng. Ngành này tập trung vào thiết kế, bảo trì và sửa chữa các loại phương tiện giao thông. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô, hiểu rõ về ngành này không chỉ giúp bạn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn giúp bạn nắm bắt xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực vận tải.

Tìm hiểu về ngành Công nghệ Ô tô
Tìm hiểu về ngành Công nghệ Ô tô

Công nghệ kỹ thuật Ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Việt Nam cũng đã coi Công nghệ kỹ thuật ô tô là một ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước, theo như Quyết định số 1211/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Hướng tới mục tiêu đào tạo nhân sự Công nghệ Ô tô chất lượng cao đáp ứng thị trường việc làm, trường cao đẳng Bách Khoa chú trọng phát triển chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo bám sát thực tế, thời gian học thực hành lên đến 70% giúp cho sinh viên tự tin làm việc tại doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô được học những gì?

Phần lý thuyết

Công nghệ ô tô là chuyên ngành về kỹ thuật bao gồm các hoạt động chuyên môn như: Thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh & nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô. Học về Công nghệ kỹ thuật ô tô là sẽ học về nền tảng để sáng tạo, lắp ráp, cải tiến, thiết kế thêm nhiều loại hình động cơ xe vượt trội để nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng, tiên tiến chứ không chỉ đơn thuần là sửa chữa.

Ngành Công nghệ Ô tô được học những gì
Ngành Công nghệ Ô tô được học những gì

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về:

  • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ô tô: Hiểu chi tiết về các hệ thống chính như động cơ, truyền động, hệ thống phanh, và hệ thống điện tử trong ô tô.
  • Kỹ thuật chẩn đoán và sửa chữa: Cách nhận diện các vấn đề kỹ thuật qua thiết bị chẩn đoán hiện đại.
  • Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô: Kiến thức về dây chuyền sản xuất, quy trình lắp ráp và kiểm định chất lượng.
  • An toàn và bảo dưỡng ô tô: Hiểu các nguyên tắc an toàn trong vận hành và bảo dưỡng xe.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như:

  • Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật;
  • Vẽ kỹ thuật;
  • Công nghệ khí nén – thủy lực ứng dụng;
  • AUTOCAD;
  • Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khủyu – thanh truyền và nhóm pistion;
  • Bảo dưỡng và sửa chữ cơ cấu phân phối khí;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel;
  • Bảo dưỡng và sửa chữ điện động cơ ô tô;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe ô tô;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển;
  • Bảo dưỡng và sửa chữ hệ thống lái;
  • Bảo dưỡng và sửa hữa hệ thống phanh;
  • Bảo dưỡng và sửa chữ hộp số tự động;
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí;
  • Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô.

Phần thực hành

Ngoài các giờ học lý thuyết, sinh viên sẽ được tiếp cận với nhiều bài tập thực tế bao gồm:

  • Thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa động cơ: Trải nghiệm thực tế trong xưởng ô tô với các thiết bị hiện đại.
  • Sử dụng máy chẩn đoán hiện đại: Học cách sử dụng các thiết bị chẩn đoán để kiểm tra hệ thống điện tử của xe.
  • Kiểm tra và bảo trì hệ thống phanh, lái, và điện tử: Thực hành trực tiếp trên các hệ thống quan trọng của ô tô.
  • Tham gia dự án thực tế: Thực hiện các dự án về lắp ráp, bảo dưỡng và sửa chữa xe theo yêu cầu thị trường.

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô ra trường làm gì? Mức lương tại từng vị trí công việc

Ngành Công nghệ Ô tô ra trường làm gì
Ngành Công nghệ Ô tô ra trường làm gì

Các vị trí công việc dành cho sinh viên Công nghệ Ô tô

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô đang cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài từ các cơ sở đào tạo. Theo nhận định của các chuyên gia, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô không chỉ có mức thu nhập cao mà còn đảm bảo cơ hội việc làm ổn định trong hiện tại và tương lai. Dưới đây là những vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Ô tô:

  • Kỹ sư Thiết kế Ô Tô

Kỹ sư thiết kế ô tô chủ yếu thực hiện hai nhiệm vụ chính: sản xuất và hậu mãi. Trong sản xuất, họ tham gia chế tạo, nghiên cứu và cải tiến động cơ. Hậu mãi liên quan đến việc bảo trì, bảo dưỡng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

  •  Kỹ sư Ô Tô

Kỹ sư ô tô tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau. Họ thiết kế, sản xuất và phân phối xe ô tô. Họ cũng tiếp thị và bán hàng, đồng thời chăm sóc khách hàng sau khi bán. Kỹ sư ô tô phải cân nhắc giữa tính thẩm mỹ và hiệu suất kỹ thuật của xe. Họ cũng hỗ trợ kỹ thuật viên tại đại lý khi ra mắt sản phẩm mới.

  • Kỹ thuật viên Ô Tô

Kỹ thuật viên ô tô (kỹ thuật viên dịch vụ) chịu trách nhiệm xác định các vấn đề của xe ô tô. Họ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra toàn bộ phương tiện. Công việc của họ rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho xe.

  • Kiểm Định Viên Tại Các Trung Tâm Đăng Kiểm

Kiểm định viên có nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật của ô tô. Họ quyết định xem xe có đủ điều kiện lưu thông hay không. Công việc này đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

  • Cố vấn dịch vụ đại Lý

Cố vấn dịch vụ kỹ thuật ô tô đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và kỹ thuật viên. Họ trao đổi thông tin với khách hàng để giải thích các vấn đề của ô tô. Đồng thời, họ cung cấp mô tả sửa chữa chính xác cho kỹ thuật viên.

  • Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh giới thiệu và bán sản phẩm ô tô cùng các phụ tùng liên quan đến khách hàng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Với các vị trí trên, sinh viên ngành Công nghệ Ô tô có thể làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, nhà máy sản xuất ô tô hoặc thậm chí khởi nghiệp mở xưởng gara riêng.

Mức lương tại các vị trí công việc ngành Công nghệ Ô tô

Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô phụ thuộc vào kinh nghiệm và cấp bậc của người làm.

Sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mới ra trường, phần lớn doanh nghiệp tuyển dụng ở dạng thực tập sinh kỹ thuật ô tô. Ở giai đoạn này, các bạn thực tập sinh sẽ được các kỹ sư chuyên môn hướng dẫn cụ thể, địa điểm làm việc tại các gara, nhà máy, văn phòng tùy theo vị trí công việc thực tập. Mức lương dành cho ngành công nghệ kỹ thuật ô tô dao động từ 4 – 5 triệu đồng.

Với người làm trong ngành công nghệ ô tô khi có kinh nghiệm khoảng 2 – 3 năm, mức lương có thể từ 8 – 13 triệu đồng. Tùy vào năng lực làm việc mức thu nhập dành cho các vị trí công việc của chuyên viên, quản lý trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có thể đạt đến mức lương mơ ước từ 25 -30 triệu đồng.

Khi đã đạt kinh nghiệm trên 3 năm trở lên, trải qua nhiều vị trí hoặc đạt trình độ chuyên sâu tại vị trí làm việc, nhân sự sẽ được đảm nhận các vị trí quản lý, giám sát, chuyên viên cao cấp. Lúc này mức lương sẽ cao hơn dao động từ 15 – 22 triệu đồng. 

Học Công nghệ Ô tô tại Cao đẳng Bách Khoa

Công nghệ Kỹ thuật ô tô học ở đâu tại Hà Nội
Công nghệ Kỹ thuật ô tô học ở đâu tại Hà Nội

Nếu bạn đang quan tâm đến trường đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô chất lượng tại Hà Nội thì có thể tham khảo thông tin trường Cao đẳng Bách Khoa – top 1 trường đào tạo khối ngành kỹ thuật. Tại đây, sinh viên ngành Công nghệ Ô tô sẽ được:

  • Đào tạo trong thời gian từ 2.5 năm lấy bằng Cao đẳng Chính quy;
  • Đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ứng dụng công nghệ sửa chữa ô tô;
  • Thời lượng học tối đa thực hành (70% thực hành – 30 % lý thuyết);
  • Thực tập kỹ năng hưởng lương ngay từ năm nhất tại các hãng ô tô hàng đầu như: Ford; Mazda; Huyndai; Kia; Subazu; Vinfast;
  • Doanh nghiệp tham gia tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường Đảm bảo giới thiệu việc làm 100% sau khi ra trường mức lương khởi điểm 8 triệu

Nhằm đào tạo ra những kỹ sư thực hành làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô – máy động lực sinh viên Công nghệ Ô tô tại trường Cao đẳng Bách Khoa sẽ được trang bị các kiến thức để phát triển toàn diện: có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành nghề thuần thục để đảm bảo công việc của người kỹ sư thực hành Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.

Với môi trường học tập hiện đại, thầy cô giảng dạy là những chuyên gia đến từ nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Ô tô, sinh viên ra trường thành thạo nghề nghiệp và tự tin ứng tuyển vào bất kỳ doanh nghiệp nào.

Xem thêm: Ngành công nghệ Ô tô



Kết nối với chúng tôi