Thích lắp ráp học ngành gì để thỏa mãn đam mê?

5/5 - (1 vote)

Bạn đam mê lắp ráp và có thể dành hàng giờ đồng hồ với những mô hình lego. Theo nghiên cứu những người yêu thích lắp ráp là những người tỉ mỉ, tập trung, chính xác, kiên nhẫn…. Vậy, nếu là 1 người thích lắp ráp thì nên học ngành gì để phát huy hết năng lực của bản thân? Khám phá ngay top 5 ngành học ở bài viết dưới đây.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

Ngành Công nghệ Ô tô là ngành học phù hợp với những bạn yêu thích và có niềm đam mê với lắp ráp. Ngành học này tích hợp nhiều kiến thức và kỹ năng thực hành từ các lĩnh vực: cơ khí, máy động lực, điện-điện tử,… nhằm đảm bảo sinh viên theo học khả năng thiết kế, lắp ráp, bảo trì, sửa chữa và cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho xe ô tô. 

Theo học ngành Công nghệ Ô tô, bạn sẽ được trải nghiệm các môn học về lắp ráp Ô tô bao gồm:

  • Kết cấu và tính toán Ô tô
  • Nguyên lý – Chi tiết máy
  • Nguyên lý động cơ đốt trong
  • Thực hành động cơ Ô tô điện
  • Công nghệ lắp ráp ô tô
  • Thực hành lắp ráp hệ thống điều hòa
  • Thực hành lắp ráp động cơ đốt trong
  • Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
  • Lắp ráp nội thất và ngoại thất ô tô
Thích lắp ráp học ngành Công nghệ Ô tô
Thích lắp ráp học ngành Công nghệ Ô tô

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ Ô tô có thể làm việc tại các vị trí như: 

  • Kỹ sư lắp ráp ô tô
  • Kỹ sư vận hành sản xuất phụ tùng
  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt máy,… 

tại các cơ sở sửa chữa, trạm kiểm định ô tô,..

Xem thêm: Ngành Công nghệ Ô tô là gì?

Thích lắp ráp học ngành Kỹ thuật Robot

Kỹ thuật Robot là lĩnh vực đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều chuyên ngành truyền thông, bao gồm Kỹ thuật Điện, Tự động hóa, Trí tuệ Nhân tạo, Cơ khí, Vật lý, Khoa học Máy tính, Điện tử…. Đây là ngành học phù hợp với những người yêu thích lắp ráp, có tính tỉ mỉ và sáng tạo.

Theo học ngành Kỹ thuật Robot, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành bao gồm: nguyên lý kỹ thuật robot, kỹ thuật điều khiển, thiết kế và xây dựng robot, lập trình robot, cơ cấu truyền động, lắp ráp robot,…  Đông thời tập trung vào hướng thiết kế công nghệ, kỹ thuật vận hành và khai thác, tổ chức hệ thống tự động hóa với sự hỗ trợ của Robot.

Kỹ thuật Robot là một ngành học đầy tiềm năng và có cơ hội việc làm rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, là một người yêu thích lắp ráp, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau: 

  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống có sử dụng robot
  • Kỹ sư lập trình và lắp ráp robot
  • Kỹ sư triển khai lắp ráp, vận hành và quản lý hệ thống robot
  • Kỹ sư nghiên cứu robot

Thích lắp ráp học Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực áp dụng nguyên tắc điện để phát triển và sản xuất các thiết bị như điện thoại, radar, thiết bị đo lường, máy tính, robot,.. Đây là ngành học phù hợp nếu bạn đang thắc mắc “thích lắp ráp học ngành gì”

Sinh viên học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng như: 

  • Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề trong lĩnh vực điện – điện tử
  • Sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành để mô phỏng và tính toán các vấn đề thực tế trong các dự án công nghiệp và dân dụng.
  • Vận hành, lắp đặt và thi công các công trình liên quan đến điện, điện tử, và điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, dân dụng.
  • Chuyển giao công nghệ, quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử

Sinh viên yêu thích lắp ráp sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử có thể đảm nhận các vị trí như:Kỹ sư chế tạo máy móc, thiết bị điện – điện tử; Kỹ sư cơ điện tử; Kỹ sư thiết kế, lắp đặt điện; Kỹ sư điện, robot tự động; Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống,… tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và dân dụng.

Xem thêm: Có nên học ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử

Ngành Kỹ thuật Cơ khí

Kỹ thuật Cơ khí là lĩnh vực quan trọng trong việc ứng dụng nguyên lý vật lý vào quá trình thiết kế và sản xuất các thiết bị cơ khí, người máy. Ngành này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về nhiệt động lực, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng mà còn tập trung vào việc phân tích các hệ vật lý tĩnh và động.

Yêu thích lắp ráp học ngành Kỹ thuật Cơ khí
Yêu thích lắp ráp học ngành Kỹ thuật Cơ khí

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí được trang bị kiến thức và kỹ năng để thực hiện gia công, thiết kế, lắp ráp, cải tiến các sản phẩm cơ khí, đồng thời xử lý các vấn đề phức tạp xuất hiện trong quá trình sản xuất. Bao gồm: Nguyên lý cơ, nguyên lý chi tiết máy, kỹ thuật điện, vẽ và thiết kế máy tính, điều khiển tự động, lắp ráp hệ thống máy,..

Đối với ngành Kỹ thuật cơ khí, sinh viên ra trường có thể làm việc tại các vị trí liên quan đến thiết kế, lắp đặt, gia công hệ thống máy móc tại các nhà máy, công trình như: Kỹ sư thiết kế, gia công hệ thống CNC; Chuyên viên vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; Kỹ sư lắp ráp hệ thống cơ khí; Kỹ sư lắp đặt hệ thống sản xuất;…

Thích lắp ráp học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính tập trung vào nghiên cứu, thiết kế, phát triển cả phần cứng và phần mềm cho các thiết bị điện tử, từ mạch điện tử đơn giản, vi xử lý, đến máy tính cá nhân và siêu máy tính. Đặc biệt, ngành này còn ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hệ thống nhúng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị từ điện thoại di động đến robot công nghiệp.

Sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phân tích mạch điện trong máy tính, thiết bị ngoại vi, phương pháp thiết kế và thay thế linh kiện máy tính; Hiểu được cấu tạo cấu tạo, nguyên lý làm việc và các chỉ tiêu cơ bản của các loại mạch điện. Ngoài ra, sinh viên có khả năng sửa chữa, thay thế mạch điện trong máy tính và các thiết bị ngoại vi, cũng như lắp đặt, kiểm tra sự cố kỹ thuật và bảo dưỡng hệ thống cáp ngoại vi trong mạng internet.

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Nhân viên lắp ráp, bảo trì và sửa chữa máy tính trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,..
  • Nhân viên kỹ thuật máy tính trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị máy tính
  • Nhân viên sửa chữa thiết bị ngoại vi
  • Kỹ sư thiết kế và lắp đặt hệ thống máy tính

Yêu thích lắp ráp là yếu tố quan trọng giúp bạn định hướng được tính cách và điểm mạnh của bạn thân. Từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Hy vọng với những thông tin trường Cao đẳng Bách Khoa đã đưa ra sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “thích lắp ráp học ngành gì?” cũng như lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân!



Kết nối với chúng tôi