Theo vietnamwork – trang tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam, mức lương ngành Quản trị lữ hành giao động từ 10-31 triệu/tháng. Đối với cấp quản lý, mức lương hiện nay có thể lên tới 60 triệu/tháng. Đặc biệt sau đại dịch Covid 19, lĩnh vực Du lịch – Lữ hành đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ kéo theo mức lương của ngành cũng ngày càng tăng cao. Vậy chi tiết mức lương của ngành này như thế nào? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây!
Mục lục
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức lương ngành Quản trị lữ hành
Giống với những ngành khác, ngành Quản trị lữ hành có mức lương cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Trình độ và năng lực chuyên môn
- Bằng cấp và chứng chỉ chuyên ngành: Các bằng cấp cao như thạc sĩ Quản trị Lữ hành hay chứng chỉ quốc tế về du lịch có giá trị lớn, giúp ứng viên có cơ hội tăng lương.
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, quản lý và giải quyết vấn đề là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà tuyển dụng.
- Thành thạo ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ phổ biến khác (như tiếng Trung, Nhật) không chỉ giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp mà còn tăng mức thu nhập đáng kể.
Kinh nghiệm làm việc
- Số năm kinh nghiệm: Những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn thường có mức lương cao hơn nhờ vào khả năng quản lý tình huống và điều hành tour hiệu quả.
- Kinh nghiệm chuyên môn sâu: Kinh nghiệm trong việc quản lý tour quốc tế, tổ chức sự kiện quy mô lớn hoặc xử lý khủng hoảng có thể gia tăng mức thu nhập.
Vị trí công việc
- Cấp bậc quản lý: Nhân viên cấp quản lý, như quản lý tour hoặc giám đốc điều hành, có mức lương cao hơn đáng kể so với nhân viên điều hành tour thông thường.
- Mức độ trách nhiệm: Những vị trí đòi hỏi quản lý nhiều đội ngũ hoặc đảm nhận các dự án phức tạp thường được trả lương cao hơn.
Địa điểm làm việc
- Mức lương tại các thành phố lớn và khu du lịch nổi tiếng: Làm việc tại các khu vực như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, hay các trung tâm du lịch mang lại mức lương cao hơn so với các tỉnh nhỏ.
- Loại hình doanh nghiệp: Các công ty du lịch lớn, quốc tế thường trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup địa phương.
Tốc độ phát triển của ngành
- Tình hình thị trường: Khi ngành du lịch phát triển mạnh, nhu cầu tuyển dụng tăng cao, từ đó đẩy mức lương lên. Sau COVID-19, mặc dù ngành du lịch dần hồi phục, nhưng vẫn có sự biến động trong mức lương tùy theo từng giai đoạn.
- Thiếu hụt nhân sự chất lượng cao: Sự thiếu hụt nhân sự có tay nghề tạo ra cơ hội tăng lương cho những người có chuyên môn giỏi.
Mức lương ngành Quản trị lữ hành theo các yếu tố chính
Mức lương theo vị trí công việc
STT |
Vị trí công việc |
Mức lương theo kinh nghiệm |
||
<1 năm |
2-3 năm |
>3 năm |
||
1 |
Nhân viên kinh doanh du lịch |
5-7 triệu/tháng |
12-17 triệu/tháng |
>20 triệu/tháng |
2 |
Giảng viên |
3-5 triệu/tháng |
7-9 triệu/tháng |
9-15 triệu/tháng |
3 |
Nhân viên Sale Tour |
5-7 triệu/tháng |
9-15 triệu/tháng |
15-25 triệu/tháng |
4 |
Chuyên viên điều hành dịch vụ lữ hành |
5-8 triệu/tháng |
9-15 triệu/tháng |
17 – 35 triệu/tháng |
5 |
Lễ tân tại các khu du lịch, khách sạn |
4-6 triệu/tháng |
8-12 triệu/tháng |
12-20 triệu/tháng |
6 |
Nhân viên hỗ trợ khách hành |
5-7 triệu/tháng |
8-12 triệu/tháng |
15-18 triệu/tháng |
7 |
Quản lý tour |
7-9 triệu/tháng |
17-26 triệu/tháng |
25-40 triệu/tháng |
8 |
Quản lý lữ hành |
6-8 triệu/tháng |
18-27 triệu/tháng |
30-60 triệu/tháng |
9 |
Hướng dẫn viên du lịch |
5-7 triệu/tháng |
8-12 triệu/tháng |
15-20 triệu/tháng |
10 |
Nhân viên thiết kế tour |
6-8 triệu/tháng |
10-15 triệu/tháng |
15-25 triệu/tháng |
11 |
Chuyên viên phát triển dịch vụ lữ hành |
7-10 triệu/tháng |
15-25 triệu/tháng |
30-45 triệu/tháng |
12 |
Chuyên viên tại các sở, ban ngành về du lịch |
6-8 triệu/tháng |
15-23 triệu/tháng |
25-35 triệu/tháng |
13 |
Quản lý nhà hàng |
7-9 triệu/tháng |
17-30 triệu |
30-50 triệu |
14 |
Nhân viên phục vụ |
3-5 triệu/tháng |
8-12 triệu/tháng |
15-20 triệu/tháng |
15 |
Nhân viên bán hàng |
5-7 triệu/tháng |
9-15 triệu/tháng |
20-30 triệu/tháng |
16 |
Chuyên viên tổ chức sự kiện |
7-9 triệu/tháng |
15-20 triệu/tháng |
20-35 triệu/tháng |
17 |
Nhân viên marketing lữ hành |
5-7 triệu/tháng |
10-14 triệu/tháng |
15-25 triệu/tháng |
Mức lương của ngành Quản trị lữ hành đã phần nào phản ánh đến tình trạng và tiềm năng phát triển của ngành. Có thể thấy, lĩnh vực Du lịch-Lữ hành-Nhà hàng nói chung và ngành Quản trị lữ hành nói riêng đã và đang mang lại những cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập hẫn dẫn cho người lao động. Điều này đã trở thành động lực lớn cho nhiều sinh viên đang theo học ngành này!
Xem thêm: Học ngành Quản trị Lữ hành ra làm gì?
Mức lương theo địa điểm làm việc
Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến thu nhập, đặc biệt trong một ngành phụ thuộc nhiều vào dịch vụ và du lịch như Quản trị lữ hành.
Ở những khu vực có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, nhu cầu về dịch vụ lữ hành rất cao. Nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế đặt văn phòng tại đây, tạo điều kiện cho các nhân viên có thu nhập cao hơn do nhu cầu dịch vụ cao và khách hàng chi tiêu nhiều hơn.
Ngoài các thành phố lớn, các khu vực du lịch trọng điểm như Phú Quốc, Nha Trang, Hội An cũng có thể mang lại mức lương hấp dẫn do lượng khách du lịch lớn. Công ty tại những khu vực này thường có mức doanh thu cao hơn, do đó sẵn sàng trả lương cao để thu hút nhân tài.
STT |
Tên tỉnh thành |
Mức lương |
1 |
Hà Nội |
15-20 triệu |
2 |
Hải Phòng |
7-10 triệu |
3 |
Ninh Bình |
8-13 triệu |
4 |
Huế |
10-15 triệu |
5 |
Đà nẵng |
12-17 triệu |
6 |
Đồng Nai |
10-15 triệu |
7 |
Tp. Hồ Chí Minh |
17-21 triệu |
8 |
Kiên Giang |
9-12 triệu |
Mức lương theo quy mô doanh nghiệp
Công ty lớn hay nhỏ cũng quyết định rất nhiều đến mức lương mà nhân viên nhận được:
-
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tập đoàn lữ hành quốc tế thường trả lương cao hơn vì họ có nhiều nguồn lực, quy trình vận hành chuyên nghiệp và khách hàng chủ yếu là quốc tế, sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho dịch vụ chất lượng. Mức lương có thể trên 50 triệu/ tháng.
-
Tập đoàn lớn: Các tập đoàn lữ hành lớn trong nước thường có quy mô kinh doanh lớn, bao gồm các dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, khách sạn và du lịch. Với quy mô này, họ cần nhân sự chất lượng và sẵn sàng trả lương cao để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, mức thu nhập thường biến động từ 20 đến 50 triệu/tháng hoặc thậm chí cao hơn.
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp hoặc quy mô địa phương, thường trả lương thấp hơn. Tuy nhiên, các công ty nhỏ thường mang lại cơ hội thăng tiến nhanh và nhiều hơn do cấu trúc tổ chức không quá phức tạp. Thu nhập trong lĩnh vực Quản trị lữ hành tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nằm trong khoảng từ 8 đến 30 triệu/tháng.