Học Quản trị lữ hành ra làm gì? Tiềm năng phát triển và những yêu cầu của ngành

5/5 - (1 vote)

Trong bối cảnh ngành du lịch – lữ hành ngày càng phát triển, học Quản trị lữ hành không chỉ là cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà còn là chìa khóa mở ra một tương lai đầy tiềm năng. Đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, nhu cầu về nguồn nhân sự hiện nay đang dần trở nên khan hiếm. Cùng khám phá những cơ hội học ngành quản trị lữ hành ra làm gì cũng như tiềm năng phát triển và yêu cầu của ngành tại bài viết dưới đây!

Tiềm năng phát triển của ngành Quản trị lữ hành

Theo dữ liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), số người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch – lữ hành ở Việt Nam hiện đang vượt qua con số 4 triệu. Dự đoán cho năm 2029, con số này sẽ tăng lên khoảng 4,5 triệu người. Điều đó cho thấy trong khoảng thời gian 10 năm tới, Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 545.000 người lao động.  Tương đương với việc cung cấp 54.500 lao động mới mỗi năm cho ngành du lịch – lữ hành.

Nhu cầu nhân lực Việt Nam
Dự báo nhu cầu nhân sự lĩnh vực Du lịch – Lữ hành tại Việt nam năm 2029

Thông tin từ Tổng cục Du lịch, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang cần khoảng 40.000 lao động mới hàng năm. Trong khi số lượng sinh viên và học viên chuyên ngành tốt nghiệp chỉ có khoảng 15.000 người mỗi năm. Thêm vào đó, theo khảo sát về 1,3 triệu lao động trên toàn quốc, chỉ có khoảng 42% được đào tạo chuyên ngành du lịch – lữ hành. 38% từ các ngành khác chuyển qua và 20% còn lại chưa qua đào tạo chính quy.

Ngoài ra, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong ngành du lịch cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng thiếu hụt nhân lực. Nguy cơ về nhân sự có thể trở thành vấn đề khó khăn với sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, dự đoán cho thấy nhu cầu về nhân lực trong ngành du lịch có thể tiếp tục tăng mạnh.

Học Quản trị lữ hành ra làm gì?

Học Quản trị lữ hành ra trường làm gì?
Học Quản trị lữ hành ra trường làm gì?

Ngành Quản trị Lữ hành là một trong những ngành hấp dẫn trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, bao gồm:

  • Hướng dẫn viên du lịch: Công việc này đòi hỏi sự am hiểu về văn hóa, lịch sử và kỹ năng giao tiếp tốt. Để hướng dẫn và tổ chức các chuyến tham quan cho du khách.

  • Quản lý tour du lịch: Đây là vị trí quản lý tổng thể các chương trình du lịch. Từ việc lên kế hoạch, tổ chức, điều hành đến. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong suốt chuyến đi.

  • Chuyên viên điều hành tour: Nhiệm vụ của chuyên viên điều hành là xây dựng các chương trình du lịch, liên hệ với đối tác dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển) để đảm bảo chuyến đi diễn ra suôn sẻ.

  • Chuyên viên kinh doanh du lịch: Công việc này tập trung vào bán các tour du lịch, phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng. Sinh viên ngành Quản trị Lữ hành sẽ học cách xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, và quản lý khách hàng trong ngành du lịch.

  • Tư vấn du lịch: Đây là vai trò của những người tư vấn khách hàng về các gói du lịch, dịch vụ lữ hành. Nhằm giúp khách lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân.

  • Khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch: Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã chọn con đường khởi nghiệp. Các công ty lữ hành, du lịch chuyên về thị trường ngách, chẳng hạn như du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

Xem thêm: Mức lương ngành Quản trị lữ hành hiện nay

Ngành Quản trị lữ hành yêu cầu những gì?

Yêu cầu của ngành Quản trị lữ hành
Yêu cầu của người làm việc ngành Quản trị lữ hành

Ngành Quản trị Lữ hành yêu cầu những kỹ năng và tố chất cụ thể để thành công:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Bạn cần phải biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và thân thiện với khách hàng cũng như đối tác.

  • Kỹ năng tổ chức và quản lý: Là một nhà quản lý lữ hành, bạn cần khả năng lập kế hoạch, điều hành tour, quản lý ngân sách và xử lý tình huống phát sinh trong chuyến đi.

  • Hiểu biết về văn hóa, lịch sử: Khả năng cung cấp thông tin chính xác và hấp dẫn về điểm đến giúp tăng giá trị dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

  • Kỹ năng ngoại ngữ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) là yêu cầu gần như bắt buộc để làm việc hiệu quả trong ngành này.

  • Kỹ năng giải quyết tình huống: Quản trị Lữ hành đòi hỏi khả năng ứng phó với những tình huống bất ngờ như thay đổi thời tiết, sự cố với dịch vụ, hay các yêu cầu đột xuất từ khách hàng.

  • Sự kiên nhẫn và chịu được áp lực: Ngành du lịch có thể rất căng thẳng, đặc biệt khi phải làm việc với thời gian eo hẹp hoặc xử lý các yêu cầu khắt khe từ khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiềm năng phát triển, những yêu cầu của ngành cũng như câu trả lời học Quản trị lữ hành ra làm gì? Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn định hướng được nghề nghiệp cũng như có thêm động lực phát triển cho bản thân trong tương lai!



Kết nối với chúng tôi