Không gò bó trong môi trường văn phòng, nghề hướng dẫn du lịch hấp dẫn các bạn trẻ năng động, thích khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới.
Mục lục
Chân dung người hướng dẫn: Hướng dẫn viên du lịch là nhịp cầu nối giữa điểm đến và du khách; là người có trách nhiệm tạo sự thoải mái, dễ chịu và đảm bảo an toàn cho mỗi du khách tham gia chương trình du lịch. Như một người đại diện cho doanh nghiệp, sau khi gặp gỡ đoàn, hướng dẫn viên sẽ đi cùng với đoàn suốt chương trình và thực hiện công việc phối hợp cùng những dịch vụ liên quan như vận chuyển, lưu trú, nhà hàng, giải trí, tham quan…
Hướng dẫn viên là một nghề hấp dẫn và đầy thử thách. Để trở thành một người hướng dẫn chuyên nghiệp, bạn cần phải có những đức tính và trau dồi các kỹ năng sau:
1. Đam mê với nghề
Không chỉ hướng dẫn viên mà trong bất cứ công việc gì bạn cũng cần phải có đam mê. Riêng nghề hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi ở bạn nhiều tố chất như kiến thức, ngoại ngữ, năng khiếu, sức khoẻ, kinh nghiệm… đồng thời bạn cũng sẽ đối mặt với những căng thẳng, thời gian không ổn định, những tình huống bất ngờ xảy ra cần xử lý… Do đó, chính niềm đam mê sẽ thôi thúc bạn không ngừng phấn đấu và gắn bó lâu dài với nghề.
2. Sức khỏe tốt
Hướng dẫn viên du lịch phải làm việc với yêu cầu cao và cần có sức bền. Trên đường đi, người hướng dẫn phải đối mặt với khá nhiều căng thẳng, thời gian làm việc dài, sức khỏe là điều kiện không thể thiếu để có thể trở thành hướng dẫn viên.
3. Không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng
Kiến thức là vô cùng quan trọng để bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Người hướng dẫn phải luôn cập nhật về các thủ tục liên quan tới hộ chiếu, thị thực, ngân hàng, bệnh viện, bảo hiểm, thủ tục xuất nhập cảnh và các quy định, tập tục của địa phương; am hiểu sâu rộng về lịch sử, văn hóa, địa lý, lịch sử và kinh tế xã hội cũng như các địa danh du lịch, di tích lịch sử; am hiểu tâm lý du khách và nền văn hóa của từng quốc gia khác nhau để có thái độ ứng xử, phục vụ du khách phù hợp. Kỹ năng tổ chức các hoạt động, giao tiếp, xử lý tình huống tại chỗ cũng góp phần làm nên thành công cho bạn.
Nghề hướng dẫn du lịch đem đến cho bạn rất nhiều cơ hội lĩnh hội tri thức mới, mở rộng tầm hiểu biết. Hãy học tất cả những gì bạn có thể. Bên cạnh đó, vốn ngoại ngữ là điều không thể thiếu khi giao tiếp đặc biệt là với du khách
nước ngoài.
5. Xây dựng hình ảnh
Mỗi người hướng dẫn viên đều có một phong cách riêng để du khách có những ấn tượng tốt đẹp. Bạn cần phải tự tin trong giao tiếp và ứng xử có văn hoá, hết sức khéo léo, nhiệt tình, thân thiện, nhanh nhẹn…
6. Có trách nhiệm
Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, hướng dẫn viên phải có lòng tự tôn dân tộc, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm: trách nhiệm với tính chính xác của thông tin giới thiệu cho du khách, trách nhiệm với từng thành viên trong đoàn, trách nhiệm nhắc nhở khách bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa…
Trước hết, bạn phải học qua khoá học về hướng dẫn du lịch để trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Những kiến thức này sẽ là nền tảng cho con đường trở thành hướng dẫn viên chuyên nghiệp của bạn.
Với trên 10+ năm kinh nghiệm đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực du lịch lữ hành, trường Khoa Du Lịch – Cao Đẳng Bách Khoa đã tập trung đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ở trình độ cao đẳng và trung cấp. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về nghề hướng dẫn như tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, lịch sử – văn hóa – địa lý Việt Nam, tổ chức sự kiện… đồng thời rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, thái độ làm việc chuyên nghiệp, tiếng Anh chuyên ngành… Trong quá trình học, trường còn thường xuyên tổ chức các tour thực tập để sinh viên làm quen, trải nghiệm với nghề.
Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đảm đương các vị trí như hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên toàn tuyến… và có cơ hội trở thành trưởng nhóm hướng dẫn viên, điều hành hay quản lý nghiệp vụ hướng dẫn ở các công ty du lịch… tùy theo khả năng và yêu cầu công việc.