Du lịch Việt Nam – Ngành kinh tế mũi nhọn

4/5 - (1 vote)

Năm 2018 là năm thành công đối với ngành Du lịch Việt Nam. Với nhiều tiềm năng phát triển như vậy, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế. Vậy để đưa ngành Du lịch ngày một phát triển cần có những giải pháp ra sao.

Trước hết ngành du lịch cần nắm bắt cơ hội

Chúng ta đều nhận thấy về danh lam, thắng cảnh của nước ta đều không hề thua kém so với các nước trong cùng khu vực, tuy nhiên cách làm du lịch còn một số hạn chế. Để tiếp cận  nhiều đối tượng khách du lịch chúng ta cần có chiến lược quảng bá, thông điệp và hình ảnh rõ ràng cũng như chuyên nghiệp hơn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, nếu như năm 1994 nước ta mới đón khoảng một triệu lượt du khách quốc tế, thì đến năm 2010 lượng khách đã tăng gấp năm lần, và năm 2019 tăng gấp hơn 10 lần với hơn 18 triệu khách quốc tế. Năm 2019 cũng là năm ngành du lịch đạt mức tăng trưởng kỷ lục với lượng du khách nước ngoài tăng hơn 20% so với năm 2018. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện không giấu được niềm vui mừng khẳng định việc chào đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng trong hành trình 56 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam. “Đây cũng sẽ là tiền đề để du lịch Việt Nam phấn đấu mục tiêu định hướng phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút 15 triệu lượt du khách quốc tế, đóng góp 10% GDP vào năm 2020” – ông Thiện nói.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch cả về điều kiện tự nhiên lẫn văn hóa. Ngành du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và doanh thu năm 2019 đạt khoảng 11 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng về khách quốc tế vào khoảng 9,5%/năm (tốc độ nhanh nhất so với các nước trong khu vực). Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đóng góp trực tiếp 6,6% GDP; Tính về đóng góp xuất khẩu, thu ngoại tệ, năm 2019, xuất khẩu du lịch đạt giá trị 8,50 tỷ đô-la Mỹ, chiếm khoảng 4,91% tổng giá trị xuất khẩu, 65% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ. Chính vì vậy, Chính phủ đã lựa chọn phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tận dụng thế mạnh du lịch thiên nhiên

Các sản phẩm du lịch của Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên, văn hóa sẵn có, do vậy để biến du lịch Việt Nam thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì cần phát huy các tiềm năng và thế mạnh của mình. Đó là chủ động phát triển du lịch một cách sáng tạo trên cơ sở xu hướng phát triển của thế giới (như du lịch khám phá, trải nghiệm, chữa bệnh, tâm linh, hội nghị, hội thảo,…) phù hợp với tiềm năng của nước ta, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ trong thiết kế tour, quảng bá hình ảnh, quản trị, điều hành… Cùng với đó phải có tư duy phát triển du lịch là quyền lợi, trách nhiệm của cả doanh nghiệp, nhà nước, cộng đồng và người dân. Muốn vậy, cần hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích đồng thời làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội.

Có thể nói, trong bối cảnh nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác dư địa phát triển đang thu hẹp lại, hoặc khó khăn hơn thì dư địa và tiềm năng cho phát triển du lịch của chúng ta còn lớn. Việc đặt vấn đề phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn lúc này vừa phù hợp và tận dụng được cơ hội, xu hướng phát triển du lịch nói chung vừa phù hợp với thực tiễn nước ta.


Việt Nam nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và thơ mộng

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch chuyên nghiệp

Để phát triển ngành du lịch yếu tố nhân lực làm việc trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Theo đánh giá từ các chuyên gia nhân lực trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, như chưa được đào tạo bài bản, hay còn yếu về ngoại ngữ. Hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo các ngành hướng dẫn viên du lịch, các ngành liên quan tới du lịch – khách sạn. Trong thời gian tới sẽ hứa hẹn có nhiều nhân lực chất lượng cao phục vụ trong lĩnh vực du lịch khách sạn.

Thông tin Cao Đẳng Bách Khoa tổng hợp!



Kết nối với chúng tôi