Trong thời đại chuyển đổi số và kỷ nguyên công nghiệp 4.0, nghề lập trình viên nổi lên như một trong những lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin (CNTT). Từ việc tự động hóa các quy trình, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), đến xây dựng ứng dụng và hệ thống phần mềm, các lập trình viên đang giữ vai trò trung tâm trong quá trình thay đổi và số hóa toàn cầu.
Mục lục
Với sự phát triển của công nghệ như IoT (Internet of Things), dữ liệu lớn (Big Data), và AI, các công ty luôn có nhu cầu cao về những người có khả năng phát triển và quản lý các hệ thống công nghệ phức tạp. Điều này đã đưa lập trình viên trở thành lựa chọn nghề nghiệp số 1 trong thời đại hiện nay.
Học Lập trình thì làm được những gì?
Ở các trường đại học, người ta thường dạy C, C++ để sinh viên tiếp cận với lập trình. Ở giai đoạn đầu này, các bạn sẽ viết chương trình trên màn hình console, chính vì vậy nhiều người lầm tưởng lập trình chỉ có thể viết mấy thứ nho nhỏ, vặt vãnh,… chính vì vậy sinh tâm lý “chán nản”.
Tuy nhiên, với việc theo đuổi Lập trình khi học CNTT, chỉ sau 1 năm bạn sẽ nhận ra, học Lập trình mình có thể làm được những thứ từ bé xíu đến những thứ cực to lớn như sau:
- Ứng dụng Windows, hệ thống phần mềm doanh nghiệp: Từ các hệ thống nhỏ như quản lý khách sạn, hệ thống tính tiền bán hàng cho tới các hệ thống lớn như quản lý kho hàng, core banking, hệ thống bán vé máy bay.
- Ứng dụng di động: Từ những ứng dụng game giải trí đến các mạng xã hội như Facebook, Instagram trên các hệ điều hành Android, iOS.
- Phát triển Web: Từ các website tin tức, bán hàng như kenh14.vn, vnexpress.vn, amazon.com, tiki.vn cho đến các ứng dụng web (web app) phức tạp như Google, Dropbox.
- Embedded software: Thiết kế vi mạch và viết code lập trình cho các mạnh này.
- Một số mảng khác: Một số mảng khác cũng khá hay như lập trình game, lập trình hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), khai thác dữ liệu (data mining),…
- Khởi nghiệp: Đối với những người học ngành khác, khi có ý tưởng họ cần phải tìm người hỗ trợ tạo nên ứng dụng, còn đối với lập trình viên, họ có thể sử dụng chính kỹ năng của mình để thực hiện ý tưởng của bản thân.
Nếu có kỹ năng lập trình chuyên sâu trong một mảng nào đó, bạn còn có thể tự làm game như Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, hoặc bạn có thể được mời làm tech co-founder cho start-up nào đó, to lớn chưa?
Nếu không muốn khởi nghiệp, bạn có thể tìm kiếm việc làm trong các doanh nghiệp về CNTT và vạch ra lộ trình thăng tiến, leo lên vị trí cao hơn.
Học Lập trình ra trường có dễ xin việc không?
Khẳng định là “CÓ“, chỉ cần có một công việc ổn, kỹ năng vững, thái độ tốt, bạn không cần phải có quan hệ hay tiền lót tay vẫn có thể kiếm được công việc đúng chuyên môn.
Bạn dễ dàng tìm thấy những bài báo nói về tình trạng thiếu hụt nhân lực của ngành CNTT nước ta chỉ với 1 cú click trên Google.
Đây hoàn toàn là sự thật chứ không phải thông tin ‘chém gió’. Rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tìm đến Việt Nam để săn nguồn nhân lực CNTT, nhiều doanh nghiệp phải liên kết trực tiếp với các trường học, các trung tâm đào tạo ngành để tuyển dụng trực tiếp.
Tuy nhiên đời không phải màu hồng, đừng chủ quan vì họ thiếu nên họ sẽ cần mình. Bởi lẽ, công ty thiếu người, nhưng họ chỉ cần nhân sự có chất lượng (khả năng technical vững, thái độ làm việc tốt, học hỏi và biết lắng nghe,…)
Chính vì vậy, bạn phải chuẩn bị lộ trình học tập và rèn luyện thật tốt về kỹ năng lập trình, tiếng Anh và cả kỹ năng mềm. Đừng nghĩ rằng, chỉ với tấm bằng tốt nghiệp ngành CNTT là bạn đã có công việc tốt trong tương lai.
Mức lương và cơ hội phát triển của ngành Lập trình
Lập trình viên không chỉ có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong nước mà còn có nhiều cơ hội để làm việc tại nước ngoài. Trong các công ty, doanh nghiệp lớn nhiều phòng ban thường có những đợt cử lập trình đi onsite nước ngoài để làm việc với các đối tác như Nhật Bản, Anh, Mỹ,…
Cố gắng trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, các bạn có thể tự apply các công ty nước ngoài là hoàn toàn có thể. Lập trình cũng được xem là ngành nghề giúp bạn dễ có cơ hội được “xuất ngoại”, bởi nhu cầu nhân lực IT không chỉ khan hiếm trong nước mà trên toàn thế giới. Ở Nhật, Hàn, Anh khan hiếm nhân lực IT, họ còn đề ra giải pháp đưa môn Lập trình vào chương trình học từ lớp 5 cho học sinh.
>> Tìm hiểu ngay chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin tại đây: https://caodangbachkhoa.com.vn/nganh-cong-nghe-thong-tin/
Tuổi nghề của Lập trình viên khoảng 30 – 40 tuổi?
Nhiều người suy đoán tuổi nghề Lập trình viên hơi thấp, bởi sau một khoảng thời gian code thì đầu óc không còn linh hoạt, không thể ngồi code quá lâu và dễ bị lạc hậu so với giới trẻ.
Điều này có thể đúng ở Việt Nam, nhưng không phải là tất cả. Ở các công ty gia công phần mềm, công việc lặp lại nhiều, cường độ làm việc cực cao, thường xuyên phải OT sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cứ làm những công việc giống nhau và không chịu update kiến thức mới thì bạn chắc chắn sẽ bị thụt lùi lại phía sau và bị đào thải.
Tuy nhiên, những người đi làm lâu cũng có lợi thế nếu họ rành về cấu trúc của hệ thống, các quy trình làm việc và kinh nghiệm lập trình. Những kiến thức này sẽ giúp họ vươn lên tầm cao hơn để làm quản lý, PM, lên tầm Software Architecture để thiết kế hệ thống.
Ngày này, bạn không khó để bắt gặp những bác u40, u50 vẫn code rất khỏe và sung, có công nghệ mới sẽ lao vào tìm hiểu và tranh luận máu hơn cả giới trẻ.
Đối với ngành Lập trình, tuổi tác không phải là vấn đề nếu bạn có khả năng và đam mê.
Kết lại, tương lai xa không biết trước ngành lập trình sẽ đi về đâu, nhưng với nhu cầu nhân lực vẫn tăng 47% qua các năm như hiện nay thì trong 10 năm nữa ngành Lập trình chắc chắn vẫn tăng trưởng mạnh, bạn sẽ không lo thất nghiệp.
Bằng chứng là các code camp, bootcamp ở nước ngoài vẫn đang mọc lên liên tục như nấm sau mưa. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ xuất hiện thung lũng Sillicon, hay những công ty sản xuất phần mềm, điện thoại cực lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực cao chưa từng thấy.
Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng để đi được lâu và đi xa với bất kể ngành nghề nào, điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê!
Mọi thông tin xin liên hệ: Cao Đẳng Bách Khoa