Ngành Lập trình viên là gì? Lập trình viên là làm những gì?

5/5 - (1 vote)

Ngành lập trình viên đang dần trở thành ngành nghề hot trong những năm gần đây. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, vai trò của các Developer (Dev) ngày càng được coi trọng. Vậy cụ thể lập trình viên là ngành gì? Công việc của lập trình viên là những gì? Cùng bài viết dưới đây để biết rõ hơn về ngành này.

Ngành lập trình viên là gì?

Lập trình viên là ngành sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các đoạn mã lệnh và các tiện ích có sẵn để xây dựng các chương trình phần mềm, trò chơi ứng dụng của hệ thống xử lý các trang web… giúp người dùng có thể thực hiện các mệnh lệnh của máy tính cũng như tương tác qua lại với nhau thông qua các thiết bị điện tử.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và dùng để tạo nên những ứng dụng khác nhau. Mỗi một lập trình viên thường sẽ làm việc với một hoặc một số ngôn ngữ lập trình nhất định nào đó. Lập trình viên đôi khi không chỉ là viết code mà họ còn thiết kế, xây dựng, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp hệ thống.

Những công việc của ngành lập trình viên

Lập trình website

Một mảng trong ngành lập trinh viên

Ngành lập trình web là công việc có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (giao diện web tĩnh) từ các bộ phận thiết kế web để xây dựng một trang website hoàn chỉnh có lượng tương tác với cơ sở dữ liệu và tương tác với người dùng thông qua ngôn ngữ máy tính. Ngoài việc đó nhân viên lập trình web có thể đảm nhận thêm những nhiệm vụ như quản trị website,  bảo trì, hỗ trợ kiểm tra các chỉ số web, nâng cấp các tính năng,… để website hoạt động tốt hơn và có lượng traffic nhiều hơn.

Lập trình mobile

Một trong số mảng phát triển trong ngành lập trình viên máy tính

Lập trình mobile là những chuyên viên lập trình về công nghệ di động.  Ngành sử dụng ngôn ngữ lập trình (Java, C#,..) để viết, sáng tạo và phát triển các phần mềm ứng dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android, iOS,…Ngoài ra, nhân viên lập trình mobile phải luôn cập nhật các tính năng cũng như tối ưu hóa các ứng dụng để đem lại cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.

Lập trình embedded

Đầu tiên, bạn cần biết hệ thống nhúng (Embedded System) bao gồm phần cứng (hardware), phần mềm (software) và phần sụn (firmware). Cụ thể:

  • Embedded software là phần mềm ghi vào bộ nhớ, thực hiện các nhiệm vụ cấp cao như xử lý dữ liệu, tương tác với các thiết bị khác.
  • Firmware là quá trình hướng dẫn được ghi vào bộ nhớ của thiết bị, thực hiện các nhiệm vụ cấp thấp như chuyển đổi tín hiệu cảm biến.

Vị trí lập trình embedded trong ngành lập trình viên

Tổng kết lại lập trình viên Embedded có nhiệm vụ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị điện tử như máy móc công nghiệp, đồ gia dụng, máy bán hàng tự động, ô tô, máy bay,… Đây là vị trí yêu cầu kiến thức sâu rộng về phần mềm và các hệ thống.

Lập trình viên cơ sở dữ liệu

lập trình cơ sở dữ liệu

Lập trình cơ sở dữ liệu là vị trí chuyên về lập trình, vận hành và phát triển các hệ thống lưu trữ thông tin của các doanh nghiệp, công ty. Vì số lượng data lớn nên việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu cần thông qua các phần mềm đặc biệt. Ngoài ra lập trình viên sẽ cần thường xuyên bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo tính an toàn, không xảy ra lỗi gây thất lạc thông tin.

Cơ hội phát triển và khó khăn trong ngành lập trình viên 

Cơ hội 

  • Nhu cầu tuyển dụng cao

Hiện tại, nhu cầu về website, ứng dụng, phần mềm hệ thống ngày càng phát triển dẫn đến các công ty, doanh nghiệp cần nguồn nhân lực lớn. Bên cạnh cơ hội việc làm và phát triển trong các tập đoàn công nghệ lớn, lập trình viên có thể lựa chọn làm việc tại các công ty game, ứng dụng di động, bộ phát triển kỹ thuật/IT của các công ty sản xuất,… Ngoài ra, lập trình viên có thể tăng thu nhập bằng cách nhận việc làm theo dự án, freelance bên ngoài.

  • Mức thu nhập hấp dẫn

Mức lương lập trình viên bình quân hiện nay đang ở mức khá hấp dẫn, rơi vào khoảng 500 – 2500 đô/tháng còn tùy theo năng lực và kinh nghiệm cá nhân. Ngành lập trình viên đang là một trong những nghề mang lại mức thu nhập đáng mơ ước đối với nhiều người.

>>Tham khảo thêm: Một số công việc và mức lương

Khó khăn và thử thách

Những khó khăn, áp lực trong ngành

  • Áp lực công việc

Vấn đề áp lực trong công việc là vấn đề hầu hết ngành nghề nào cũng có, ngành lập trình viên cũng không tránh khỏi do có rất nhiều đầu việc cần xử lý. Cùng với đó là luôn phải cập nhật kiến thức về công nghệ mới để phù hợp với thời đại, xu thế. Vì thế nó chỉ phù hợp với những người yêu thích thử thách, chịu được áp lực cao và có niềm đam mê với nghề.

  • Luôn phải tìm tòi, học hỏi cái mới

Trong thời đại 4.0 bây giờ, công nghệ luôn thay đổi và phát triển mỗi ngày và để bắt kịp nó, các nhà lập trình viên cần phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Đi song song với với nhu cầu tuyển dụng cao,  thì đây cũng là nghề có mức đào thải cao nếu như bạn không biết cập nhật kiến thức mỗi ngày để phát triển bản thân.

>>xem thêm: Giải đáp một số thắc mắc về ngành lập trình



Kết nối với chúng tôi