Mức lương ngành Thương mại điện tử là bao nhiêu? Lương ngành Thương mại điện tử có cao không? Làm thế nào để tăng lương nhanh chóng? Cùng Trường Cao đẳng Bách Khoa khám phá ngay nhé!
Mục lục
Với cơn khát nhân lực ngành Thương mại điện tử hiện nay rất lớn, nhiều công ty sẵn sàng chi trả mức lương lớn để tuyển dụng nhân viên. Vì vậy, mức lương ngành Thương mại điện tử được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung.
Lương trung bình ngành Thương mại điện tử là bao nhiêu?
Mức lương ngành thương mại điện tử là thông tin được tra cứu rất nhiều bởi những người đang muốn học hoặc tìm việc trong ngành này. Mức lương trung bình của ngành TMĐT theo tính toán thông qua công cụ tra cứu, thống kê hiện đại nhất như sau:
- Thứ nhất, mức lương thương mại điện tử bậc thấp nhất: 6 triệu/tháng.
- Thứ hai, mức lương thương mại điện tử bậc trung bình: 11 triệu 160 nghìn đồng/tháng.
- Thứ ba, mức lương thương mại điện tử bậc cao nhất: 19 triệu 583 nghìn đồng/tháng.
Mức lương có sự chênh lệch là do trình độ chuyên môn, vị trí công việc cụ thể, kinh nghiệm, thâm niên. Có thể thấy được, con số này cao hơn mặt bằng chung khá nhiều, đặc biệt ở mức lương bậc thấp nhất đã ở mức 6 triệu đồng – một con số không hề nhỏ với những người lao động chưa có kinh nghiệm nhiều.
Mức Lương ngành Thương mại điện tử theo các tiêu chí
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn review mức lương trong lĩnh vực TMĐT theo các tiêu chí khác nhau để xem sự chênh lệch và cơ hội thăng tiến trong ngành này như thế nào nhé.
Theo thâm niên và kinh nghiệm
Theo khảo sát của các trang web tuyển dụng, lương theo kinh nghiệm của ngành thương mại điện tử được phân chia như sau:
- Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm từ 4- 8 triệu/ tháng
- Nhân sự có 2 đến 3 năm kinh nghiệm: Mức thu nhập trong khoảng 7 – 10 triệu/tháng.
- Nhân sự có trên 5 năm kinh nghiệm: Mức thu nhập trong khoảng 12 – 15 triệu/tháng.
Mức thu nhập này cũng có thể biến động tăng giảm tùy thuộc vào chức vụ và khối lượng nhiệm vụ mà bạn sẽ thực hiện,…
Theo cấp bậc, chức vụ
- Trợ lý thương mại điện tử: là vị trí khởi điểm, phù hợp với những bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp đang trong giai đoạn học việc, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Ở vị trí trợ lý, bạn có thể nhận được mức lương, trung bình từ 3 – 4 triệu/tháng.
- Chuyên viên, nhân viên Thương mại điện tử: đã có kiến thức cùng sự am hiểu nhất định về thị trường, có các kỹ năng và nghiệp vụ tương đối đầy đủ. Ở vị trí này bạn có thể được trả lương trung bình từ 7 – 10 triệu/tháng. Ở những ứng viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao hơn, các công ty có thể trả cho bạn ở con số hơn 10 – 15 triệu/tháng.
- Lương Trưởng phòng thương mại điện tử: Vị trí này chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận và nhân viên cấp dưới đang làm việc ở bộ phận đó. Trưởng phòng thương mại điện tử có kinh nghiệm từ 3-5 năm ở vị trí tương đương hoặc vị trí quản lý. Mức lương được hưởng từ 12 – 30 triệu/ tháng hoặc cao hơn tùy theo năng lực.
- Giám đốc Thương mại điện tử: Đây là nấc thang cuối cùng và cao nhất trong lộ trình thăng tiến của ngành thương mại điện tử. Mức lương cho giám đốc Thương mại điện tử từ 30 – 50 triệu/ tháng hoặc cao hơn tùy theo năng lực.
Mức lương ở một số vị trí khác:
- Quản trị, vận hành thương mại điện tử: Đây là công việc quản lý, vận hành một hoặc nhiều lĩnh vực trong các chiến dịch kinh doanh trực tuyến. Mức lương khoảng 9-20 triệu/ tháng hoặc cao hơn.
- Tư vấn giải pháp thương mại điện tử: Đây là công việc phân tích các dữ liệu, nhằm đề xuất, hoạch định chiến lược kinh doanh trực tuyến hiệu quả cho doanh nghiệp. Vị trí này cần nhiều kinh nghiệm, nên mức lương khá cao, thường trên 15 triệu/ tháng.
- Xây dựng phần mềm thương mại điện tử: Trực tiếp lập trình, hoặc đề xuất các giải pháp, đánh giá hiệu quả của các phần mềm thương mại điện tử. Mức lương khởi điểm trên 7-15 triệu/ tháng và có thể lên tới trên 20 triệu/ tháng.
- Phân tích dữ liệu kinh doanh: Làm công việc phân tích nhằm đánh giá hiệu quả, tham gia đóng góp ý tưởng vào các chiến dịch. Mức lương khởi điểm 8-10 triệu/ tháng.
- Nhân viên Digital Marketing: Làm nhiệm vụ truyền thông, quảng bá phục vụ cho chiến dịch thương mại điện tử. Mức lương khởi điểm vào khoảng 7-12 triệu/ tháng và có thể lên tới trên 15 triệu/ tháng.
>> Xem thêm: Học ngành Thương mại điện tử có dễ xin việc không?
Cách tăng lương ngành thương mại điện tử nhanh chóng
Để tăng lương trong ngành Thương mại điện tử một cách nhanh chóng, bạn có thể thực hiện những chiến lược sau:
- Nâng cao kỹ năng chuyên môn:
Tham gia các khóa học trực tuyến hoặc chứng chỉ chuyên ngành (như Google Analytics, Google Ads, hoặc các khóa học SEO) để có được kiến thức cập nhật và chuyên sâu. Học hỏi từ các chuyên gia trong ngành thông qua webinars, hội thảo hoặc các nhóm trên mạng xã hội.
- Tích lũy kinh nghiệm thực tế:
Tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc part-time tại các công ty thương mại điện tử để trải nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng. Tham gia vào các dự án freelance hoặc tình nguyện để làm phong phú thêm hồ sơ cá nhân.
- Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp:
Tham gia các hội thảo, sự kiện ngành để kết nối với những người có ảnh hưởng và chuyên gia trong lĩnh vực Thương mại điện tử. Sử dụng LinkedIn để kết nối và giữ liên lạc với đồng nghiệp, cựu sinh viên và các chuyên gia trong ngành.
- Cập nhật xu hướng mới:
Theo dõi các blog, podcast và trang tin tức về Thương mại điện tử để nắm bắt thông tin về công nghệ và xu hướng mới nhất. Tham gia các khóa học về công nghệ mới như AI và Big Data, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường.
- Đàm phán lương một cách thông minh:
Nghiên cứu và chuẩn bị trước về mức lương trung bình cho vị trí của bạn và chuẩn bị lý do thuyết phục để yêu cầu tăng lương. Tích cực thể hiện những đóng góp của bạn cho công ty để có cơ sở thuyết phục hơn khi đề nghị tăng lương.
Hi vọng, bài viết trên, Trường Cao đẳng Bách Khoa đã cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về mức lương của ngành TMĐT. Việc có được mức lương tốt phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của bạn. Vì vậy hãy cố gắng, nỗ lực trau dồi kiến thức và kỹ năng ngay từ hôm nay các bạn nhé.