Với hàng triệu cơ hội việc làm sẵn có mỗi năm, cơ hội việc làm ngành Quản trị Khách sạn được đánh giá là một trong ngành tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trước khi quyết định theo đuổi việc học, các bạn cùng tìm hiểu rõ nét hơn về cơ hội việc làm ngành QTKS trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Là một trong tám nhóm ngành có cơ cấu lao động được dịch chuyển tự do trong khu vực Đông Nam Á, Ngành Quản trị khách sạn đang là xu thế lựa chọn của nhiều người trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với sự biến động của nền kinh tế hiện tại, liệu cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn có còn hấp dẫn trong tương lai không? Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giải tỏa được băn khoăn này và giúp các bạn tự tin vững bước trên con đường của mình.
Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn trong 5 năm tới
Theo khảo sát, thị trường du lịch, khách sạn tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong năm 2023, Việt Nam sẽ đón khoảng 12,5 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu đặt ra (8 triệu lượt) và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12,5 – 13 triệu lượt) và 50 – 55 triệu khách du lịch nội địa với tổng số 650.000 buồng lưu trú, tạo ra hơn 3.000.000 việc làm.
Chính vì lẽ này, cơ hội việc làm ngành quản trị khách sạn cho các sinh viên càng ngày càng rộng mở và từ đó, chuyện Học Quản trị ra trường làm gì? Có dễ xin việc không? sẽ không còn là nỗi trăn trở của các bạn sinh viên đam mê theo đuổi ngành này.
Học ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không?
Câu trả lời là CÓ. Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn là một trong những ngành nghề đa dạng về vị trí và môi trường việc tại thị trường lao động hiện nay. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, sinh viên có thể lựa chọn làm việc ở nhiều vị trí, tại rất nhiều môi trường với từng quy mô lớn nhỏ khác nhau, điển hình như:
- Khách sạn
- Resort, villa nghỉ dưỡng, du lịch
- Trung tâm hội nghị, triển lãm, tiệc cưới
- Nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh
- Quán bar
- Địa điểm tổ chức sự kiện, truyền thông
- Khu vui chơi, giải trí
- Các trường đại học, cao đẳng, trường nghề
- Một số môi trường trái ngành như tiếp viên hàng không, làm việc tại các chuỗi cung ứng, bộ phận chăm sóc khách hàng…
Tùy vào từng vị trí, năng lực cũng như môi trường, quy mô doanh nghiệp, mức lương của các bạn sẽ khác nhau. Ngoài môi trường trong nước, sinh viên ngành quản trị khách sạn còn có có thể lựa chọn làm việc ở môi trường quốc tế đẳng cấp với mức lương hấp dẫn, được du lịch miễn phí, trải nghiệm và học hỏi nhiều điều thú vị.
Các vị trí việc làm ngành Quản trị khách sạn
1. Nhân viên tiền sảnh
Nhân viên tiền sảnh là những người chịu trách nhiệm tiếp đón, giải đáp những băn khoăn của khách hàng khi đến với khách sạn. Họ là người hỗ trợ khách hàng trong khâu checkin và check out. Việc làm thêm nhân viên bộ phận tiền sảnh (hay còn gọi là FO- Front Office) được chia thành 3 bộ phận chính.
Hỗ trợ chăm sóc khách hàng
Bộ phận này gồm các vị trí như nhân viên gác cửa, nhân viên hành lý khách sạn, nhân viên đón tiếp sân bay…làm nhiệm vụ hỗ trợ đưa đón, đón tiếp khách, cung cấp các thông tin – dịch vụ, xử lý yêu cầu… của khách trong suốt quá trình lưu trú.
Nhân viên lễ tân
Đây là bộ phận thực hiện các công việc check-in, check-out, hỗ trợ tối đa khách hàng trong suốt quá trình tại khách sạn, ngoài ra bộ phận này cũng hỗ trợ tính toán, thu phí dịch vụ của khách sạn
Nhân viên đặt phòng
Cái tên cũng đủ thấy rõ được nhiệm vụ chính của bộ phận này. Đây là nơi chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc tiếp nhận đơn đặt và theo dõi số lượng phòng của khách sạn.
2. Vị trí buồng phòng khách sạn
Số lượng khách lưu trú trong nước và quốc tế tại các khu du lịch tăng cao dẫn tới cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn càng cao đặc biệt vị trí buồng phòng khách sạn. Nhân viên buồng phòng đảm nhận vai trò mang đến hình ảnh sạch sẽ, thoáng mát cho những căn phòng trong khách sạn. Nhiệm vụ chính của vị trí buồng phòng khách sạn:
- Làm vệ sinh phòng khách
- Kiểm tra phòng khách check-out
- Xử lý các tình huống phát sinh
- Nhận – trả đò giặt là của khách và thực hiện các công việc khác
3. Nhân viên quầy bar
Nhân Viên Quầy Bar là người trực tiếp sáng tạo, trình bày và phục vụ đồ uống trong một quán rượu hoặc một tổ chức tương tự. Mô tả công việc của nhân viên quầy bar:
- Chào đón khách hàng, giới thiệu menu và nhận order
- Chịu trách nhiệm pha chế đồ uống và phục vụ đồ uống theo yêu cầu của khách
- Kiểm kê hàng hóa thuộc phạm vi quầy Bar
- Giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc
4. Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn – Nhân viên Tổ chức sự kiện, hội nghị, yến tiệc
Trong thời buổi kinh tế phát triển rất nhiều người chi tiền cho những buổi tiệc, sự kiện. Nhờ vậy mà cơ hội ngành Quản trị khách sạn trong lĩnh vực tổ chức sự kiện bùng nổ và phát triển chóng mặt trong những năm gần đây. Nhân viên tổ chức sự kiện là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện các sự kiện, hội thảo hoặc tiệc tùng đảm bảo mọi chi tiết diễn ra suôn sẻ và đáp ứng sự kỳ vọng của người tham gia.
Mô tả công việc của nhân viên tổ chức sự kiện:
- Lập kế hoạch
- Chuẩn bị và tiến hành đàm phán
- Quản lý Logistics
- Marketing và quảng bá
- Điều phối các hoạt động
- Tổng hợp và đánh giá
Lộ trình thăng tiến trong ngành Quản trị khách sạn đi từ vị trí nhân viên -> giám sát -> Trưởng bộ phận -> Giám đốc. Trong ngành Quản trị khách sạn, thăng tiến phụ thuộc vào “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Quản trọng là bạn tích lũy được cho mình kiến thức và kinh nghiệm gì.
Trên đây là cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn do Trường Cao đẳng Bách Khoa tổng hợp. Hy vọng với cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn và các vị trí việc làm trong bài viết trên đây đã phác hoạ cho các bạn cái nhìn toàn diện hơn về hướng đi của mình trong thời gian tới. Nếu bạn quan tâm đến thông tin hướng nghiệp ngành Quản trị khách sạn trong năm 2024, xem thêm tại đây,