Giải đáp những thắc mắc “KINH ĐIỂN” về nghề Lập trình

Rate this post

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã khiến ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trở thành một trong những ngành nghề thu hút nguồn nhân lực trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành một kỹ sư phần mềm hay lập trình viên, thế nhưng các bạn vẫn còn nhiều băn khoăn, thắc mắc hay hiểu nhầm về công việc này. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc “KINH ĐIỂN” về nghề Lập trình trong bài viết dưới đây.

Giải đáp những thắc mắc "KINH ĐIỂN" về nghề Lập trình
Giải đáp những thắc mắc “KINH ĐIỂN” về nghề Lập trình

Nghề lập trình là gì?

Lập trình là quá trình tạo ra mã lệnh giúp điều khiển hoạt động của máy tính hoặc các thiết bị điện tử. Công việc này bao gồm việc viết mã, kiểm thử, gỡ lỗi và bảo trì phần mềm. Người lập trình (coder) có thể làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Python, JavaScript, C++, và Java, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng dự án.

Các loại lập trình chính:

  • Lập trình web: Tạo và phát triển các trang web, bao gồm cả front-end (giao diện) và back-end (xử lý dữ liệu).
  • Lập trình ứng dụng di động: Phát triển các ứng dụng cho iOS và Android.
  • Lập trình phần mềm: Xây dựng các phần mềm dùng cho máy tính và thiết bị di động.
  • Lập trình trí tuệ nhân tạo: Tạo các hệ thống AI để máy tính có khả năng tự học và xử lý dữ liệu lớn.

Nghề lập trình thường bị cho rằng rất khô khăn và áp lực, liệu điều này có đúng ?

Khi nhìn thoáng qua, mọi người thường nghĩ rằng công việc này khá khô khan, áp lực. Bởi tính chất đặc thù của công việc nên sản phẩm IT thường chỉ là sự kết hợp của một chuỗi các đoạn code với nhau, đồng thời các lập trình viên cũng phải liên tục chịu áp lực từ nhiều deadline cùng lúc từ các dự án.

Nhưng trên thực tế, lập trình viên là người tham gia việc thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình phần mềm và ứng dụng máy tính/di động với những tính năng khác nhau để phục vụ người dùng. Nói nôm na, lập trình viên giống như người soạn nhạc, biên soạn những nốt nhạc để sáng tác ra một bài hát làm thỏa mãn người nghe.

Có phải lập trình chỉ dành cho những ai đam mê công nghệ ?

Lập trình viên không hẳn dành cho người đam mê công nghệ. Có rất nhiều bạn trẻ đã từng đi làm ở những lĩnh vực khác, quyết định chuyển hướng để theo đuổi nghề Lập trình, làm web và khoa học dữ liệu.

Bên cạnh việc tìm kiếm một nghề nghiệp mới với mức thu nhập tốt hơn, các bạn trẻ cũng mong muốn đươc thử sức mình ở những môi trường mới mẻ, nhiều thử thách và thú vị hơn.

Đâu là những kỹ năng và tố chất cần thiết của một lập trình viên ?

  • Khả năng tư duy tốt: Bạn cần cái nhìn tổng quan về dự án và đưa ra hướng giải quyết hiệu quả cho những vấn đề gặp phải;
  • Khả năng làm việc nhóm: biết cách “teamwork”, có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và ứng xử là những yêu cầu đối với nghề lập trình, đặc biệt là đối với các dự án cần có sự phối hợp của nhiều người;
  • Khả năng tự học: Thế giới công nghệ thay đổi rất nhanh so với những ngành khác. Những kiến thức hiện tại sẽ lỗi thời trong vài năm tới, nên khả năng tự học qua tài liệu, sách vở, internet, các khóa học, đào tạo online và bạn bè xung quanh là cực kỳ quan trọng;
  • Kỹ năng mềm: Bạn có thể hiểu những gì đồng nghiệp hay khách hàng nói, và nói cho họ hiểu. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn khi bạn muốn phát triển khả năng quản lý dự án về sau.
Những kỹ năng và tố chất cần thiết của một lập trình viên
Những kỹ năng và tố chất cần thiết của một lập trình viên

Con đường sự nghiệp của các Lập trình viên như thế nào ?

Thực ra không chỉ riêng ngành Lập trình và đa số tất cả các ngành nghề khác, hầu hết tất cả bạn trẻ khi còn học trên ghế nhà trường đều chưa định hướng được sau khi tốt nghiệp mình sẽ làm gì ? Lộ trình phát triển của bản thân như thế nào ?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên IT có thể lựa chọn trở thành một trong những vị trí: Lập trình và quản trị web chuyên nghiệp, thiết kế và phát triển ứng dụng doanh nghiệp, quản lý dự án công nghệ thông tin, Lập trình game, Lập trình Java/PHP, Lập trình Android,…

Những thách thức khi làm nghề lập trình là gì?

Nghề lập trình mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với không ít thách thức đòi hỏi kỹ năng và tinh thần kiên trì từ người theo đuổi. Dưới đây là các thách thức chính mà các lập trình viên thường gặp phải:

  • Áp lực công việc: Ngành lập trình có thể có nhiều áp lực với thời gian làm việc dài và yêu cầu cập nhật kiến thức liên tục.
  • Cạnh tranh cao: Ngày càng nhiều người học lập trình khiến việc tìm kiếm cơ hội trở nên khó khăn hơn.
  • Khả năng bị thay thế bởi AI: Một số công việc lập trình cơ bản có thể bị tự động hóa bởi AI, nhưng các kỹ năng chuyên sâu vẫn có nhu cầu cao.

Mức lương của lập trình viên có cao không?

Mức lương của lập trình viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, vị trí công việc và môi trường làm việc. Dưới đây là mức thu nhập phổ biến của các lập trình viên ở Việt Nam và một số thông tin về tiềm năng thu nhập trong nghề lập trình:

  • Lập trình viên mới ra trường: Với các lập trình viên vừa tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, mức lương khởi điểm trung bình tại Việt Nam dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Con số này có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy thuộc vào công ty và mức độ khó của dự án mà họ tham gia.

  • Lập trình viên có kinh nghiệm: Sau khoảng 2-5 năm làm việc, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu hơn, thu nhập của lập trình viên có thể tăng lên đáng kể. Mức lương trong giai đoạn này có thể từ 25-40 triệu đồng/tháng, đặc biệt là đối với những ai có kiến thức về các công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý dự án hoặc đảm nhận vai trò trưởng nhóm.

  • Làm việc cho công ty quốc tế: Các công ty nước ngoài thường có mức đãi ngộ cao hơn so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Những lập trình viên làm việc từ xa cho các công ty quốc tế hoặc làm việc trong các văn phòng chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể kiếm từ 1,500 – 3,000 USD/tháng (khoảng 35-70 triệu đồng). Đây là lựa chọn hấp dẫn cho những lập trình viên có kỹ năng tốt, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và muốn mở rộng kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

 

Nghề lập trình là một lĩnh vực tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển. Để thành công, bạn cần đầu tư thời gian và công sức vào việc học tập, thực hành và không ngừng cập nhật kiến thức. Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và định hướng rõ ràng hơn cho con đường trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.

Thông tin được Cao Đẳng Bách Khoa tổng hợp



Kết nối với chúng tôi