Giới thiệu ngành Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa

5/5 - (1 vote)

Ngành Công nghệ Ô tô tại cao đẳng Bách Khoa là ngành học mũi nhọn thuộc khối ngành Công nghệ – Kỹ thuật. Nhà trường hướng đến xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô gắn liền với thực tiễn để sinh viên vững vàng chuyên môn có thể đáp ứng mọi yêu cầu công việc của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tìm hiểu ngành Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa
Tìm hiểu ngành Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa

Con số ấn tượng ngành Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa

  • 76,9% sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi và xuất sắc đáp ứng ngày nhu cầu của các doanh nghiệp
  • Hơn 90% sinh viên cao đẳng Bách Khoa có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn từ 8 – 20 triệu/ tháng
  • 16 sinh viên đang làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, …
  • Khoa Công nghệ Ô tô ký kết hợp tác với Công ty Honda Việt Nam, nhà máy Vinfast, Công ty Toyota Việt Nam và hàng trăm garage lớn nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc
  • Trong 3 năm gần đây, số lượng hồ sơ xét tuyển của ngành Công nghệ Ô tô luôn dẫn đầu
  • Sinh viên được thực hành trên mô hình, thiết bị máy móc ngày từ kỳ 2 năm Nhất, thời lượng học thực hành chiếm hơn 80% đảm bảo sinh viên ra trường chắc tay nghề, vững tương lai

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô

1. Mục tiêu chương trình đào tạo

a. Mục tiêu chung

  • Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để phát triển toàn diện
  • Có đủ năng lực và kỹ năng khai thác, sử dụng ô tô
  • Có kỹ năng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống cơ khí, hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô

b. Mục tiêu về kiến thức

  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô.
  • Trình bày được các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp đo kiểm các hệ thống trong ô tô.
  • Trình bày được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô.
  • Có kiến thức về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
  • Vận dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành để bảo dưỡng, sửa chữa ô tô- máy động lực.

c. Mục tiêu về kỹ năng:

  • Lựa chọn và sử dụng đúng các loại dụng cụ, thiết bị tháo – lắp, đo kiểm trong ngành công nghệ ô tô.
  • Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật.
  • Đọc được các bản vẽ kỹ thuật và sử dụng được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô.
  • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
  • Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô.
  • Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
  • Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề cho bậc sơ cấp và trung cấp.

d. Về thái độ:

  • Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
  • Có tác phong công nghiệp, tinh thần kỷ luật lao động cao.
  • Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc.
  • Có ý thức vươn lên trong công việc, không ngừng học tập nâng cao kiến thức.

2. Các môn học chuyên ngành Công nghệ Ô tô tại trường Cao đẳng Bách Khoa

  • Vẽ kỹ thuật
  • Điện kỹ thuật
  • Điện tử cơ bản
  • Vật liệu học
  • Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
  • Công nghệ khí nén – thủy lực ứng dụng
  • An toàn lao động
  • Tổ chức quản lý sản xuất 
  • AUTOCAD 
  • Nguội cơ bản 
  • Hàn cơ bản 
  • Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và nhóm piston 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
  • Bảo dưỡng và sửa chữa điện động cơ ô tô 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa điện hân xe ô tô 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh 
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
  • Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô

Lý do chọn học công nghệ Ô tô tại trường Cao đẳng Bách Khoa

1. Chương trình đào tạo hơn 70% thời gian học thực hành, nội dung bám sát thực tiễn

Hơn 80% thời gian sinh viên học thực hành trên thiết bị mô hình tại xưởng thực hành công nghệ ô tô
Hơn 80% thời gian sinh viên học thực hành trên thiết bị mô hình tại xưởng thực hành công nghệ ô tô

Sinh viên Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa học thực hành tại xưởng thực hành công nghệ Ô tô ngay từ kỳ học thứ 2 của năm thứ Nhất. Các bạn sinh viên sẽ được làm quen và thực hành ngay tại mô hình, máy móc, thiết bị mới nhất để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc từ đơn giản đến phức tạp của doanh nghiệp

2. Mạng lưới doanh nghiệp đối tác chất lượng.

Nhà trường hiện đang ký kết hợp tác với công ty Honda Việt Nam, Nhà máy Vinfast, Công ty Toyota Việt Nam, … để xây dựng chương trình đào tạo gắn liền thực tiễn, tổ chức các tour tham quan doanh nghiệp, xây dựng các chương trình thực tập giúp sinh viên có hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề, định hướng cho sinh viên vững bước trên con đường lập nghiệp.

Công ty Honda Việt Nam trao tặng thiết bị học tập cho khoa Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa
Công ty Honda Việt Nam trao tặng thiết bị học tập cho khoa Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa

3. Thực tập 3 tháng tại doanh nghiệp

Không chỉ học tập ngay tại trường với nhiều giảng đường mở đa dạng như thế, sinh viên Trường còn được “mở rộng” không gian học tập đến với các doanh nghiệp đối tác của trường. Đó là những buổi tham quan thực tế, hội thảo chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô từ các tập đoàn, công ty hàng đầu như Toyota Việt Nam, Ford, Công ty Honda Việt Nam …. Đặc biệt trong quá trình thực tế, sinh viên Trường không chỉ tham quan mà còn trực tiếp trải nghiệm quy trình làm việc tại các công ty, garage. Những trải nghiệm thực tế chính là điểm cộng cực tốt cho sinh viên, giúp các bạn vừa có thêm hiểu biết chuyên môn, vừa cập nhật được thông tin thị trường, ngành nghề để kịp thời định hướng cho bản thân

4. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao

Hơn 90% sinh viên cao đẳng Bách Khoa có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn từ 8 đến 20 triệu tháng
Hơn 90% sinh viên cao đẳng Bách Khoa có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn từ 8 đến 20 triệu tháng

Theo khảo sát của khoa Công nghệ Ô tô – Trường Cao đẳng Bách Khoa năm 2022, sinh viên ngành Công nghệ Ô tô có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 90%. Kết quả này không chỉ nói lên chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường mà còn có thể khẳng định đây là một trong những ngành có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

5. Cơ hội làm việc tại nước ngoài

Cũng theo khảo sát của khoa Công nghệ Ô tô – Trường Cao đẳng Bách Khoa năm 2022, hiện có 16 sinh viên đang làm việc ở các xưởng ô tô tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình đào tạo của Nhà trường giúp sinh viên phát triển toàn diện. Bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, sinh viên Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa còn được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ để không chỉ làm việc tại Việt Nam mà còn tại các nước khác trong khu vực như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, ….

Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ Ô tô trường Cao đẳng Bách Khoa

Tên ngành: Công nghệ Ô tô

Mã ngành: 6510216

Trình độ: Cao đẳng

Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

Phương thức xét tuyển: Xét học bạ THPT 

Bạn đang quan tâm đến ngành Công nghệ Ô tô và đang tìm hiểu về trường Cao đẳng Bách Khoa. Hãy liên hệ với trường Cao đẳng Bách Khoa để nhận thông tin tuyển sinh mới nhất và được tư vấn chi tiết về ngành:

Xem thêm: Giới thiệu Trường Cao đẳng Bách Khoa



Kết nối với chúng tôi