Quản trị Lữ hành được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, là một lĩnh vực kinh tế tiềm năng và quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, thị trường lao động hàng năm cần tuyển thêm khoảng 40.000 nhân viên chuyên ngành du lịch, nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ khoảng 15.000/người mỗi năm. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn.
Mục lục
Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về ngành Quản trị lữ hành tại bài viết dưới đây!
Ngành Quản trị lữ hành là gì?
Quản trị Lữ hành là lĩnh vực chuyên sâu trong việc đào tạo kiến thức về quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch tập trung vào lĩnh vực lữ hành. Đây là một ngành học thú vị, phù hợp với những bạn trẻ năng động, có niềm đam mê khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Trong ngành này, sinh viên sẽ được học những kiến thức và kỹ năng về:
- Xây dựng và tổ chức các chương trình, hoạt động lữ hành
- Phân công và quản lý công việc của hướng dẫn viên du lịch, đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho các tour du lịch.
- Liên lạc và phối hợp với các cơ quan liên quan, giải quyết hiệu quả các vấn đề xuất hiện trong quá trình hoạt động.
- Tạo ra các chương trình và sự kiện du lịch sáng tạo, thú vị để thu hút du khách và khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một địa điểm.
Tiềm năng phát triển của ngành
Theo số liệu từ Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), Việt Nam có hơn 4 triệu người lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch – lữ hành. Năm 2029, con số này dự báo sẽ được tăng lên khoảng 4,5 triệu người. Điều đó đồng nghĩa với việc trong vòng 10 năm nữa, Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 545.000 lao động, tương đương với 54.500 lao động mỗi năm cho ngành du lịch – lữ hành.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết: ngành du lịch cần khoảng gần 40.000 lao động mới mỗi năm, trong khi lượng sinh viên và học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Bên cạnh đó, theo khảo sát 1,3 triệu lao động trên cả nước, chỉ có khoảng 42% số lao động được đào tạo về du lịch – lữ hành, số lao động được đào tạo từ ngành khác chuyển sang chiếm 38% và số lao động chưa qua đào tạo chính quy chiếm tới 20%.
Ngoài ra, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu hụt nhân lực, và cảnh báo về khả năng nhân sự trở thành nút thắt lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh hậu Covid-19, nhu cầu về nhân lực cho ngành du lịch được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Cơ hội việc làm của ngành
Sinh viên theo học ngành Quản trị lữ hành sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Làm hướng dẫn viên du lịch theo từng chặng, tại các địa điểm trong và ngoài nước
- Đảm nhận vai trò từ chuyên viên đến quản lý tại các bộ phận khác nhau trong công ty du lịch (như điều hành, kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng, hành chính, nhân sự, tư vấn và bán tour…)
- Quản lý và điều hành trung tâm thông tin du lịch, cũng như các văn phòng/chi nhánh của các công ty du lịch;
- Tham gia làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, đóng góp vào quá trình quản lý và phát triển ngành du lịch;
- Tiếp tục nghiên cứu và theo học các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ về lĩnh vực du lịch;
- Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm bằng cách giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm dạy nghề có chương trình đào tạo về du lịch;
- Tham gia làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến Lữ hành và các nhóm ngành dịch vụ, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong trải nghiệm và kiến thức về du lịch.
Xem thêm: Học Quản trị lữ hành ra làm gì?
Mức lương của ngành Quản trị lữ hành có cao không?
Theo Top CV – trang tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam cho biết, mức lương của ngành Quản trị lữ hành có thể lên tới 45 triệu/tháng. Đặc biệt đối với những sinh viên có trình độ ngoại ngữ tốt, được làm việc tại các công ty nước ngoài, mức thu nhập có thể lên tới 55 triệu/tháng.
Tuy nhiên trên thực tế mức lương mà bạn có thể nhận được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, môi trường làm việc, tốc độ phát triển của ngành,..
- Đối với sinh viên mới ra trường: 6-9 triệu/tháng
- 1-2 năm: 10-15 triệu/tháng
- 3-5 năm: 20-35 triệu/tháng
- Đối với cấp quản lý: 40-50 triệu/tháng
Kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành quản trị lữ hành
Trong lĩnh vực Quản trị lữ hành, sự thành công không chỉ đến từ kiến thức chuyên môn mà còn từ việc phát triển các kỹ năng mềm cần thiết. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà bạn cần rèn luyện để nổi bật trong ngành:
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố then chốt để bạn có thể trao đổi hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp, và đối tác. Khả năng lắng nghe, thuyết phục và trình bày rõ ràng giúp tạo mối quan hệ tốt và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Kỹ năng quản lý
Bạn cần quản lý thời gian, nguồn lực, và nhân sự một cách hiệu quả. Từ việc lên lịch trình, phân công nhiệm vụ đến giám sát đội ngũ, quản lý tốt sẽ giúp mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Ngành lữ hành thường đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ. Khả năng giải quyết nhanh các vấn đề như sự cố dịch vụ hoặc thay đổi lịch trình giúp bạn duy trì chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.
6.3. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
Ngành lữ hành thường đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ. Khả năng giải quyết nhanh các vấn đề như sự cố dịch vụ hoặc thay đổi lịch trình giúp bạn duy trì chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.
Các trường đào tạo ngành Quản trị lữ hành tại Hà Nội
STT |
Tên trường |
Ngành đào tạo |
Các trường Đại học |
||
1 |
Trường Đại học Đại Nam |
Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành |
2 |
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
3 |
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
4 |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
5 |
Trường Đại học Công nghiệp |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
6 |
Trường Đại học Mở Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
7 |
Trường Đại học Thương Mại |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
8 |
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân |
Quản trị lữ hành |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
||
9 |
Trường Học viện Phụ nữ Việt Nam |
Quản trị lữ hành |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
||
Các trường Cao đẳng |
||
1 |
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
2 |
Trường Cao đẳng Bách Khoa |
Quản trị lữ hành |
3 |
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
4 |
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
5 |
Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
6 |
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
Xem thêm: Quản trị lữ hành thi khối nào
Ngành Quản trị lữ hành được đánh giá là một trong những có tiềm năng phát triển rất lớn và đầy triển vọng. Hy vọng rằng với những thông tin mà trường Cao đẳng Bách Khoa đã cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về lĩnh vực này.