Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì? Học ngành này có dễ xin việc không? Đây là nỗi lo của nhiều học sinh cuối cấp cũng như phụ huynh khi tìm hiểu về ngành Thương mại điện tử. Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo qua bài viết phía bên dưới.
Mục lục
Tuy là ngành học mới nhưng Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực hot nhất hiện nay. Với sự công phá của hàng loạt các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada,… Điều này cho thấy ngành Thương mại điện tử đang dần trở nên xu hướng và thuật ngữ TMĐT không còn quá xa lạ với nhiều người.
Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?
Các vị trí và mức lương trong ngành Thương mại điện tử
- Quản trị, vận hành thương mại điện tử: Đây là công việc quản lý, vận hành một hoặc nhiều lĩnh vực trong các chiến dịch kinh doanh trực tuyến. Mức lương khoảng 9-20 triệu/ tháng hoặc cao hơn.
- Tư vấn giải pháp thương mại điện tử: Đây là công việc phân tích các dữ liệu, nhằm đề xuất, hoạch định chiến lược kinh doanh trực tuyến hiệu quả cho doanh nghiệp. Vị trí này cần nhiều kinh nghiệm, nên mức lương khá cao, thường trên 15 triệu/ tháng.
- Xây dựng phần mềm thương mại điện tử: Trực tiếp lập trình, hoặc đề xuất các giải pháp, đánh giá hiệu quả của các phần mềm thương mại điện tử. Mức lương khởi điểm trên 7-15 triệu/ tháng và có thể lên tới trên 20 triệu/ tháng.
- Phân tích dữ liệu kinh doanh: Làm công việc phân tích nhằm đánh giá hiệu quả, tham gia đóng góp ý tưởng vào các chiến dịch. Mức lương khởi điểm 8-10 triệu/ tháng.
- Nhân viên Digital Marketing: Làm nhiệm vụ truyền thông, quảng bá phục vụ cho chiến dịch thương mại điện tử. Mức lương khởi điểm vào khoảng 7-12 triệu/ tháng và có thể lên tới trên 15 triệu/ tháng.
Học ngành thương mại điện tử làm việc ở đâu?
Với các vị trí công việc trên, học ngành Thương mại điện tử sinh viên ra trường có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số
- Các doanh nghiệp Logistics
- Các ngân hàng thương mại
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Marketing số, thanh toán điện tử
- Doanh nghiệp đầu tư và sở hữu trí tuệ ứng dụng TMĐT
- Doanh nghiệp có các bộ phận nghiên cứu và phát triển TMĐT
- Tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh TMĐT
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận sử dụng TMĐT
- Các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT ở các cấp
Học ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không?
Học ngành Thương mại điện tử ra trường có dễ xin việc không? Câu trả lời là hoàn toàn có bởi các lý do dưới đây:
Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển
Sự gia tăng của hình thức mua bán trực tuyến và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thiết bị di động (smartphone, máy tính bảng, laptop,…) đã có tác động đáng kể đến ngành thương mại điện tử và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2024.
Với số lượng người sử dụng thiết bị di động để mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần nắm bắt được đặc điểm này và tiến hành tối ưu hóa trang web cho phù hợp với các loại thiết bị khác nhau để cung cấp trải nghiệm mua sắm nhanh chóng và dễ dàng hơn cho khách hàng.
Thị trường Thương mại điện tử thiếu hụt nguồn nhân lực
Theo Báo cáo Kinh tế số của Google, thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam có tốc độ tăng tưởng 30%/năm. Đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế số Việt Nam đạt 57 tỷ USD, trong đó TMĐT chiếm 39 tỷ USD. Đến năm 2030, con số tương ứng là 220 tỷ USD và 150 tỷ USD.
Nguồn nhân lực được xác định là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển của ngành TMĐT, nhưng theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), ngành đang trong cảnh “giật gấu vá vai” vì thiếu nhân lực.
Theo báo cáo của Vecom, hiện mới có 30% nhân lực ngành TMĐT trải qua đào tạo chính quy; 55% đến từ các ngành có liên quan gần (như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin), 15% còn lại đến từ các ngành nghề khác.
Tốc độ đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Thương mại điện tử
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ này không thể không kể đến việc bắt nguồn từ tốc độ đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế. Một số nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng phát triển lớn này đã tạo ra một hệ sinh thái đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực như thanh toán trực tuyến, trợ lý ảo, quản lý hậu cần, quản lý khách hàng, dịch vụ khách hàng, sàn thương mại điện tử,… Cụ thể các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo đều nhận được các khoản đầu tư từ nước ngoài như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Với các cơ hội trên Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì? chắc chắn sẽ không còn là nỗi lo cho các bạn đang quan tâm đến ngành học này.
Trên đây là toàn bộ thông tin học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì? do Trường Cao đẳng Bách Khoa tổng hợp.
Xem thêm: Hướng nghiệp ngành thương mại điện tử