Cao đẳng Thương mại điện tử là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

5/5 - (3 votes)

Cao đẳng Thương mại điện tử là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên khi đây là ngành học mới, chưa được nhiều trường Đại học đào tạo. Theo thống kê của Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) thực hiện khảo sát tại 132 cơ sở giáo dục năm 2022, cả nước hiện có 36 trường đại học đào tạo thương mại điện tử. Trong số đó bao gồm 14 trường ở miền Bắc, 5 trường ở miền Trung và 17 trường đại học ở miền Nam.

Tìm hiểu Cao đẳng Thương mại điện tử
Tìm hiểu Cao đẳng Thương mại điện tử

Vậy ngành thương mại điện tử hệ Cao đẳng là gì? Sinh viên ngành Thương mại điện tử học những gì? Danh sách các trường cao đẳng có ngành TMĐT là trường nào? Xem chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cao đẳng Thương mại điện tử là gì?

Theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH, Thương mại điện tử (TMĐT) trình độ cao đẳng là ngành, nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Xem thêm: Ngành thương mại điện tử là gì?

Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường Cao đẳng sẽ được học những môn gì?

<yoastmark class=

Cũng theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH. khối lượng kiến thức tối thiểu trong chương trình đào tạo ngành này hệ Cao đẳng tối thiểu 2.500 giờ tương đương với 90 tín chỉ.

Ngành thương mại điện tử sẽ trang bị cho bạn các kiến thức về:

  • Quản trị doanh nghiệp giúp người học có thể tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp. Một số môn căn bản bạn sẽ được học bao gồm Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị quan hệ khách hàng,…

  • Chuyên ngành Thương mại điện tử 4.0 để tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, học về cách Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử; cách chạy quảng cáo, tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng, xây dựng các kênh marketing để tối ưu lượt truy cập website bán hàng,…

  • Ngoài ra, bạn còn được bổ sung các kiến thức về ngoại ngữ, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật & bảo toàn thông tin.

Một số môn học chuyên ngành của ngành Thương mại điện tử tại Trường Cao đẳng Bách Khoa:

  • Marketing căn bản
  • Phân tích họat động kinh doanh
  • Quản trị tài chính doanh nghịệp
  • Quản trị tiêu thụ bán hàng
  • Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
  • Thương mại điện tử căn bản
  • Thư tín điện tử
  • Marketing điện tử
  • Quản trị thương hiệu
  • Kỹ thuật quảng cáo
  • Thương mại di động
  • Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong TMĐT
  • Thanh toán điện tử
  • Thiết kế và quản trị website
  • An ninh mạng và chữ ký số

Học Cao đẳng TMĐT có liên thông lên Đại học được không?

Cơ hội học lên Đại học cho sinh viên ngành Thương mại điện tử hệ Cao đẳng chính quy
Cơ hội học lên Đại học cho sinh viên ngành Thương mại điện tử hệ Cao đẳng chính quy

Liên thông từ Cao đẳng thương mại điện tử lên Đại học là hoàn toàn khả thi và mang lại nhiều cơ hội phát triển. Theo thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên tấm bằng đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể học cao đẳng rồi liên thông lên đại học. Đặc biệt, giá trị của bằng cấp là ngang nhau. Thời gian liên thông lên Đại học sẽ khoảng 1,5 năm đến 2 năm.

Tại trường Cao đẳng Bách Khoa, sinh viên ngành TMĐT sau khi ra trường có thể liên thông lên các trường đại học như: Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Viện Đại học Mở Hà Nội, ….

>> Xem thêm: Thông tin tuyển sinh ngành Thương mại điện tử

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử khi học hệ Cao đẳng chính quy

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử hệ Cao đẳng Chính quy có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • SEO, Marketing online: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị trên internet, tiếp thị trên thiết bị di động, email, MXH,…
  • Biên tập viên, content: Biên tập nội dung website, viết bài PR báo chí, viết content chạy quảng cáo, truyền thông MXH,…
  • Nhân viên kinh doanh sàn TMĐT: Lên chiến lược kinh doanh, bán sản phẩm của công ty trên các sàn TMĐT phổ biến shopee, Lazada,…
  • Chuyên viên TMĐT: Phân tích và xử lý dữ liệu, quản trị hệ thống giao dịch trực tuyến, quản lý quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng,…
  • Lĩnh vực thiết kế: Thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện UX/UI, thiết kế website.

Nên học ngành TMĐT tại trường Cao đẳng nào tại Hà Nội

Bạn có thể tham khảo 5 trường Cao đẳng đào tạo ngành Thương mại điện tử chất lượng tại Hà Nội:

  • Trường Cao đẳng Bách Khoa
  • Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Ngoaị ngữ và Công nghệ Hà Nội
  • Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam


Kết nối với chúng tôi