Giải đáp những thắc mắc “KINH ĐIỂN” về nghề Lập trình

Rate this post

Lập trình viên có phải nghề khô khan như mọi người nghĩ ? Và chỉ mấy anh “đầu to mắt cận” mới theo đuổi nghề này ư ?

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã khiến ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trở thành một trong những ngành nghề thu hút nguồn nhân lực trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành một kỹ sư phần mềm hay lập trình viên, thế nhưng các bạn vẫn còn nhiều băn khoăn, thắc mắc hay hiểu nhầm về công việc này.

Giải đáp những thắc mắc "KINH ĐIỂN" về nghề Lập trình

Những thắc mắc mà các bạn trẻ thường đặt ra về nghề lập trình là:

1. Nghề lập trình thường bị cho rằng rất khô khăn và áp lực, liệu điều này có đúng ?

Khi nhìn thoáng qua, mọi người thường nghĩ rằng công việc này khá khô khan, áp lực. Bởi tính chất đặc thù của công việc nên sản phẩm IT thường chỉ là sự kết hợp của một chuỗi các đoạn code với nhau, đồng thời các lập trình viên cũng phải liên tục chịu áp lực từ nhiều deadline cùng lúc từ các dự án.

Nhưng trên thực tế, lập trình viên là người tham gia việc thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình phần mềm và ứng dụng máy tính/di động với những tính năng khác nhau để phục vụ người dùng. Nói nôm na, lập trình viên giống như người soạn nhạc, biên soạn những nốt nhạc để sáng tác ra một bài hát làm thỏa mãn người nghe.

2. Có phải lập trình chỉ dành cho những ai đam mê công nghệ ?

Lập trình viên không hẳn dành cho người đam mê công nghệ. Có rất nhiều bạn trẻ đã từng đi làm ở những lĩnh vực khác, quyết định chuyển hướng để theo đuổi nghề Lập trình, làm web và khoa học dữ liệu.

Bên cạnh việc tìm kiếm một nghề nghiệp mới với mức thu nhập tốt hơn, các bạn trẻ cũng mong muốn đươc thử sức mình ở những môi trường mới mẻ, nhiều thử thách và thú vị hơn.

3. Đâu là những kỹ năng và tố chất cần thiết của một lập trình viên ?

  • Khả năng tư duy tốt: Bạn cần cái nhìn tổng quan về dự án và đưa ra hướng giải quyết hiệu quả cho những vấn đề gặp phải;
  • Khả năng làm việc nhóm: biết cách “teamwork”, có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và ứng xử là những yêu cầu đối với nghề lập trình, đặc biệt là đối với các dự án cần có sự phối hợp của nhiều người;
  • Khả năng tự học: Thế giới công nghệ thay đổi rất nhanh so với những ngành khác. Những kiến thức hiện tại sẽ lỗi thời trong vài năm tới, nên khả năng tự học qua tài liệu, sách vở, internet, các khóa học, đào tạo online và bạn bè xung quanh là cực kỳ quan trọng;
  • Kỹ năng mềm: Bạn có thể hiểu những gì đồng nghiệp hay khách hàng nói, và nói cho họ hiểu. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn khi bạn muốn phát triển khả năng quản lý dự án về sau.

Giải đáp những thắc mắc "KINH ĐIỂN" về nghề Lập trình

4. Con đường sự nghiệp của các Lập trình viên như thế nào ?

Thực ra không chỉ riêng ngành Lập trình và đa số tất cả các ngành nghề khác, hầu hết tất cả bạn trẻ khi còn học trên ghế nhà trường đều chưa định hướng được sau khi tốt nghiệp mình sẽ làm gì ? Lộ trình phát triển của bản thân như thế nào ?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên IT có thể lựa chọn trở thành một trong những vị trí: Lập trình và quản trị web chuyên nghiệp, thiết kế và phát triển ứng dụng doanh nghiệp, quản lý dự án công nghệ thông tin, Lập trình game, Lập trình Java/PHP, Lập trình Android,…

Thông tin được Cao Đẳng Bách Khoa tổng hợp



Kết nối với chúng tôi