Top 4 vị trí công việc dành cho sinh viên Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

5/5 - (4 votes)

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì? Làm việc ở đâu? Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai có tốt không? Xem ngay các cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử.

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Nhận định về những cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay đã có nhiều hãng lớn, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng. Việt Nam đã thu hút được những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới đến đầu tư như Samsung, LG, Intel, Canon… điều có chứng tỏ, Việt Nam hoàn toàn có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử của khu vực. 

Như vậy Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Vậy học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì? Làm việc ở đâu. Xem ngay bài viết.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì? Review một số vị trí việc làm và mức lương trong lĩnh vực Điện tử 

Đúng như tên gọi của ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử người học có thể lựa chọn làm theo 2 mảng sau tốt nghiệp: (1) Công nghệ kỹ thuật điện và (2) Công nghệ Kỹ thuật điện tử. Dưới đây là một số vị trí công việc sinh viên Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử có thể tham khảo

1. Kỹ sư điện

Mô tả công việc

  • Thiết kế và phát triển hệ thống điện như hệ thống phân phối điện, điều khiển tự động, và hệ thống điện công nghiệp. Kỹ sư điện làm việc với các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, và sử dụng phần mềm thiết kế như AutoCAD.
  • Kiểm tra và bảo trì thiết bị đảm bảo rằng các hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, và hiệu quả, đồng thời khắc phục các sự cố liên quan đến điện.
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến như năng lượng tái tạo, hệ thống điện thông minh (smart grid), và tự động hóa trong sản xuất.
  • Tư vấn cho các dự án, đưa ra giải pháp cải thiện hiệu suất của hệ thống và thiết bị điện, giúp tiết kiệm chi phí năng lượng hoặc tăng hiệu quả sản xuất.

Công việc kỹ thuật Điện có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp sản xuất, xây dựng, cho đến năng lượng tái tạo và tự động hóa thậm chí trong sinh hoạt hàng ngày nên nhu cầu tuyển dụng khá cao.

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật ra trường làm gì
Học ngành Công nghệ Kỹ thuật ra trường làm gì

2. Kỹ sư điện lạnh

Mô tả công việc

  • Lắp đặt, vận hành, và bảo trì các hệ thống lạnh công nghiệp và dân dụng như máy lạnh, tủ lạnh, kho lạnh và hệ thống điều hòa không khí.
  • Thiết kế và tính toán các hệ thống làm lạnh, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng, và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong mọi điều kiện môi trường.
  • Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các sự cố của hệ thống điện lạnh, đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục và tiết kiệm năng lượng.
  • Tư vấn về các giải pháp điện lạnh tối ưu cho doanh nghiệp hoặc khách hàng cá nhân

Kỹ sư điện lạnh có thể làm việc ở cả mảng công nghiệp và dân dụng. Tuy nhiên, kỹ sư điện lạnh thường phải làm việc trong môi trường ồn ào, lạnh hoặc nhiệt độ khắc nghiệt, đặc biệt khi làm việc với hệ thống lạnh công nghiệp.

3. Kỹ sư điện tự động hóa

Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì? Khi được hỏi câu hỏi này, nhiều bạn sinh viên có mong muốn trở thành kỹ sư điện tự động hóa. Ngành tự động hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ khi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cải tiến quy trình sản xuất và tối ưu hóa lao động. Điều này tạo ra nhu cầu cao về kỹ sư tự động hóa trong các ngành như sản xuất, xây dựng, y tế, và năng lượng.

Mô tả công việc:

  • Thiết kế, lập trình, và triển khai các hệ thống điều khiển tự động cho quy trình sản xuất, nhà máy, hoặc tòa nhà. Kỹ sư điện tự động hóa sử dụng các công nghệ như PLC (Programmable Logic Controller), SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), và các cảm biến để tự động hóa hoạt động của máy móc và thiết bị.
  • Lập trình và cấu hình các thiết bị điều khiển để đảm bảo chúng thực hiện chính xác các chức năng tự động hóa. Họ viết mã điều khiển cho các máy móc hoặc hệ thống sản xuất tự động, tối ưu hóa quá trình sản xuất để đạt hiệu suất cao nhất.
  • Tích hợp các thiết bị và hệ thống điều khiển vào quy trình sản xuất hoặc hệ thống quản lý, đảm bảo chúng hoạt động đồng bộ và hiệu quả, từ các hệ thống đơn giản đến phức tạp với nhiều thiết bị liên kết.
  • Theo dõi hoạt động của các hệ thống tự động hóa để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.
  • Tư vấn cho các doanh nghiệp về các giải pháp cải tiến sản xuất, giảm chi phí lao động, tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm

4. Kỹ sư hệ thống IoT

Mô tả công việc:

  • Thiết kế và phát triển các hệ thống IoT bao gồm các thiết bị kết nối với nhau qua mạng Internet, từ cảm biến, thiết bị đầu cuối đến các hệ thống điều khiển thông qua nền tảng IoT. Họ làm việc với cả phần cứng và phần mềm để tích hợp các thiết bị trong mạng lưới IoT.
  • Viết mã và phát triển phần mềm cho các thiết bị IoT, đảm bảo chúng hoạt động đúng chức năng trong hệ sinh thái.
  • Tích hợp các thiết bị với hệ thống mạng, các ứng dụng di động, nền tảng web, và đám mây để dữ liệu có thể được thu thập, phân tích và hiển thị cho người dùng
  • Giám sát hiệu suất của hệ thống IoT để phát hiện lỗi, đảm bảo an ninh mạng và bảo trì các thiết bị.

>> Xem thêm: Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử lương có cao không?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử làm việc ở đâu? 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử làm việc ở đâu
Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử làm việc ở đâu

Bên cạnh câu hỏi Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì?, ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử làm việc ở đâu cũng được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm.

Với các vị trí công việc trên, các kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể làm việc tại:

  • Nhà máy, xí nghiệp
  • Các khu công nghiệp, khu kỹ thuật cao
  • Doanh nghiệp về điện
  • Trạm biến áp
  • Trung tâm thương mại
  • Cơ quan nhà nướcc
  • Các khu dân cư và hộ dân gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì? làm ở đâu. Nếu bạn quan tâm đến ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, xem thêm các thông tin tại: https://caodangbachkhoa.com.vn/dao-tao/cao-dang/cong-nghe-ky-thuat-dien-dien-tu/



Kết nối với chúng tôi