Học Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì ?

5/5 - (3 votes)

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì? Làm việc ở đâu? Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai có tốt không? Xem ngay các cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện - Điện tử
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện – Điện tử

Nhận định về những cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay đã có nhiều hãng lớn, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng. iệt Nam đã thu hút được những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới đến đầu tư như Samsung, LG, Intel, Canon… điều có chứng tỏ, Việt Nam hoàn toàn có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử của khu vực. 

Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên theo học khối ngành Điện tử. Vậy học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì? Làm việc ở đâu. Xem ngay bài viết.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì? Review một số vị trí việc làm và mức lương trong lĩnh vực Điện tử 

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì? Tham khảo ngay một số vị trí việc làm và mô tả công việc trong lĩnh vực Điện tử.

1. Kỹ sư điện, điện tử viễn thông

Mô tả công việc

  • Nghiên cứu, quản lý vận hành, khải thác các thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng các mạng
  • Lắp đặt, xử lý các sự cố các trạm phát sóng và hệ thống truyền dẫn
  • Nâng cấp tối ưu hoa tính của các thiết bị nghe nhìn
  • Thiết kế các thiết bị điện tử
  • Tiền hành các phương pháp thử nghiệm trên các thiết bị mới phát triển

2. Kỹ sư điện điện tử, điện lạnh

Mô tả công việc

  • Thiết kế bản vẽ cho các công trình
  • Tham gia các công việc đáp ứng nhu cầu làm mới, sửa chữa hệ thống điện- điện lạnh, trang thiết bị nhà xưởng, công trình xây dựng, …
  • Giám sát quá trình thi công hệ thống trong các công trình 
  • Lập các báo cáo kỹ thuật, biện pháp thi công, các biên bản xử lý công trường và các mẫu biểu liên quan đến chất lượng lắp đặt trong quá trình thi công 
  • Chịu trách nhiệm về tiến độ thi công công trình.
  • Lập hồ sơ nghiệm thu, bàn giao công trình và thanh quyết toán với chủ đầu tư.

3. Kỹ sư điện tự động hóa

Mô tả công việc:

  • Lắp đặt, cài đặt, lập trình, thi công, hướng dẫn vận hành cho khách hàng.
  • Đọc, hiểu tốt bản vẽ thiết kế theo tiêu chuẩn của phòng Thiết kế 
  • Sữa chữa, bảo trì, bảo hành các thiết bị tự động hóa
  • Tư vấn và hổ trợ kỹ thuật cho khách hàng và các bộ phận khác
  • Xây dựng các giải pháp kỹ thuật ứng dụng, các bộ demo kit
  • Kiểm tra đánh giá và xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến hệ thống tự động hóa.

4. Kỹ sư điện công nghiệp

Mô tả công việc:

  • Thiết kế và tiến hành các chương trình nghiên cứu, áp dụng kiến thức về điện và vật liệu để đánh giá hệ thống điện, các sản phẩm, bộ phận và các ứng dụng. Cũng tương tự với công việc của kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đưa ra những sáng chế mới nhất cho chuyên môn của mình.
  • Tuân theo các tiêu chuẩn của công ty, đảm bảo đáp ứng tất cả yêu cầu về thiết kế và thủ tục pháp lý.
  • Hướng dẫn thợ điện, công nhân điện thông qua theo dõi, giám sát công việc của họ. 
  • Thiết kế các phương pháp thử nghiệm để xác thực công suất của hệ thống và các thành phần; kiểm tra các đặc tính.
  • Thiết kế và điều chỉnh thiết bị để phát triển và lắp ráp các thành phần. Xây dựng các phương pháp thử nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm; kiểm tra thành phẩm và công suất hệ thống.

>> Xem thêm: Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử lương có cao không?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử làm việc ở đâu? 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử làm việc ở đâu
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử làm việc ở đâu

Bên cạnh câu hỏi Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử làm gì?, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử làm việc ở đâu cũng được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm.

Với các vị trí công việc trên, các kỹ sư kỹ thuật Điện – Điện tử có thể làm việc tại:

  • Nhà máy, xí nghiệp
  • Các khu công nghiệp, khu kỹ thuật caod
  • Doanh nghiệp về điện
  • Trạm biến áp
  • Trung tâm thương mại
  • Cơ quan nhà nướcc
  • Các khu dân cư và hộ dân gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử làm gì? làm ở đâu. Nếu bạn quan tâm đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, xem thêm các thông tin tại: https://caodangbachkhoa.com.vn/dao-tao/cao-dang/cong-nghe-ky-thuat-dien-dien-tu/



Kết nối với chúng tôi