Tiếp đón Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội và Công ty TNHH Công nghệ Tô Châu FUNA-AI Việt Nam đến thăm và làm việc tại Trường Cao đẳng Bách Khoa

5/5 - (1 vote)

Tự động hóa, thị giác máy công nghiệp (machine vision) và robot là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh, hàng không vũ trụ, y học, v.v. Tuy nhiên việc phát triển các lĩnh vực này ở nước ta còn nhiều hạn chế và đòi hỏi phải có sự chia sẻ, đồng hành của khu vực FDI với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong nước. 

Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong lĩnh vực thị giác công nghiệp và tự động hóa, sáng ngày 28/12/2023, Trường Cao đẳng Bách Khoa hân hạnh tiếp và làm việc với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội và Công ty TNHH Công nghệ Tô Châu FUNA-AI Việt Nam (thuộc Tập đoàn Funa Trung Quốc).

Các đại biểu tham dự
Các đại biểu tham dự

Tham dự buổi lễ, về phía Trường Cao đẳng Bách Khoa có ThS Nguyễn Văn Trường – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Phó Hiệu trưởng, bà Trần Thị Minh Huệ – Trưởng khoa Công nghệ thông tin, ông Đỗ Nhật Huy – Đại diện khoa Điện tử, ông Nguyễn Văn Lưu – Trưởng phòng Đào tạo, bà Nguyễn Thị Được – Trưởng phòng Tuyển sinh cùng các thầy cô tại các phòng ban, khoa chuyên ngành của Trường Cao đẳng Bách Khoa.

ThS Nguyễn Văn Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa
ThS Nguyễn Văn Trường – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa

Về phía Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hà Nội (“HNIVC”) có ông Lê Anh Tuấn – Trưởng phòng Hợp tác Doanh nghiệp và ông Hoàng Đức Quân – Phó trưởng phòng Hợp tác Doanh nghiệp. Về phía Công ty TNHH Công nghệ Tô Châu FUNA-AI Việt Nam (“FUNA-AI”) có sự hiện diện của ông LuJun – Tổng Giám đốc Công ty, ông Trịnh Văn Trưởng – Trưởng phòng Đào tạo và bà Vũ Thị Phương Trà – Phụ trách Hành chính.

Trong ảnh (Từ trái qua phải): ông Lê Anh Tuấn (HNIVC), ông LuJun (FUNA-AI) và bà Vũ Thị Phương Trà (FUNA-AI)
Trong ảnh (Từ trái qua phải): ông Lê Anh Tuấn (HNIVC), ông LuJun (FUNA-AI) và bà Vũ Thị Phương Trà (FUNA-AI)

Công ty TNHH Công nghệ Tô Châu FUNA-AI Việt Nam (“FUNA-AI”) thuộc Tập đoàn Funa – tập đoàn công nghệ giáo dục hàng đầu tại Trung Quốc, hoạt động trong ba mảng kinh doanh chính bao gồm (i) các dịch vụ kỹ thuật (bao gồm năng lượng mới, ô tô, quang điện, bán dẫn, tự động hoá, v.v.), (ii) đào tạo kỹ năng, và (iii) nghiên cứu phát triển thiết bị. Tập đoàn Funa, tiền thân là công ty tự động hóa sản xuất, có trụ sở chính đặt tại Tô Châu, Trung Quốc. Nhận ra tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao ở hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc, từ năm 2017, Funa chuyển hướng sang lĩnh vực giáo dục với cam kết xây dựng một nền tảng chia sẻ hàng đầu để nuôi dưỡng các tài năng kỹ thuật theo định hướng ứng dụng sản xuất thông minh và tài năng quản lý toàn diện, kết nối chặng đường cuối cùng giữa giáo dục phổ thông và nhu cầu của ngành, đồng thời trở thành công ty tiên phong trong giáo dục nghề nghiệp kép kiểu Trung Quốc. Quá trình phát triển kinh doanh của Funa trải qua toàn bộ chu trình nghề nghiệp bao gồm đào tạo, thực tập, tuyển dụng và lựa chọn nghề nghiệp cho các tài năng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất thông minh. 

Đại diện FUNA-AI chia sẻ thông tin
Đại diện FUNA-AI chia sẻ thông tin

FUNA-AI được thành lập theo định hướng của Tập đoàn Funa: đánh tan đi 1km cuối cùng giữa nhà trường và doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tự động hóa đồng thời sở hữu đội ngũ nghiên cứu và kỹ sư hùng hậu cũng như công nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến, FUNA-AI tự tin đủ năng lực và nguồn lực để sáng tạo thiết bị đào tạo cũng như xây dựng và đổi mới giáo trình giảng dạy thích ứng với những thay đổi về công nghệ và xu hướng thị trường. Cấu trúc chương trình đào tạo của FUNA-AI bao gồm ba cấp độ từ sơ cấp đến cao cấp và tập trung vào các khối kiến thức như Lắp đặt điện khí công nghiệp cơ bản, Robot công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển PLC (Programmable Logic Controller), Thị giác máy công nghiệp (Machine vision) và ngôn ngữ Trung nhằm đáp ứng nhu cầu của người học cũng như yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, sinh viên sẽ được sắp xếp tham gia thực tập và trải nghiệm công việc thực tế tại doanh nghiệp trong vòng 4-6 tháng tùy theo vị trí công việc.

ThS Nguyễn Văn Trường chia sẻ tổng quan về CST
ThS Nguyễn Văn Trường chia sẻ tổng quan về CST

Trường Cao đẳng Bách Khoa (“CST”) được thành lập năm 2009 và có trụ sở chính đặt tại Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Thế mạnh đào tạo của CST bao gồm các khối ngành kỹ thuật như Công nghệ Ô tô, Điện – Điện tử, Máy lạnh và Điều hòa không khí và Công nghệ thông tin. Hiện CST có gần 4,000 sinh viên và 200 cán bộ nhân viên. Sinh viên của CST khi thực tập tại doanh nghiệp được đánh giá cao về kỹ năng và thái độ. Lắng nghe chia sẻ của đại diện FUNA-AI, ThS Nguyễn Văn Trường cũng đồng quan điểm rằng giữa việc học tập đến đi làm vẫn là quãng đường có khoảng cách rất lớn, khiến không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp gặp khó khăn và khủng hoảng khi không thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về chuyên môn, kỹ năng hay kinh nghiệm. Tuy đây không phải vấn đề mới, nhưng hiện nay các trường gần như chỉ mới giải quyết được bài toán về thái độ và kỹ năng, còn về mặt chuyên môn và kinh nghiệm thì còn khá hạn chế và cần sự hợp tác, đồng hành của các doanh nghiệp tiên phong và có chiều sâu như FUNA-AI.

Ông LuJun đại diện FUNA-AI tặng quà lưu niệm
Ông LuJun đại diện FUNA-AI tặng quà lưu niệm

Trên cơ sở có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển, hai đơn vị chia sẻ mong muốn hợp tác trong tương lai không xa nhằm mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho người học cũng như hướng đến mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.



Kết nối với chúng tôi