Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử: “Khát” về nhu cầu lao động

Rate this post

Vai trò quan trọng của điện đối với đời sống của con người là điều không thể phủ nhận. Trong xã hội hiện đại, điện xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên mọi lĩnh vực, nó chính là yếu tố để vận hành cuộc sống. Với vai trò quan trọng như vậy, nên nhu cầu nhân lực ngành điện luôn ở mức cao, trong đó có nghề kỹ thuật điện – điện tử.

“Khát” về nhu cầu lao động

Rõ ràng, sự gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện ngày càng lớn. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển của các thiết bị điện, điện tử, các vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại được ứng dụng vào trong công nghiệp, sản xuất hướng đến tự động hóa các dây truyền công nghệ, các thiết bị, máy móc thông qua các hệ thống điều khiển từ các thiết bị điện, điện tử. Đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Điện – điện tử. Bởi nhu cầu tuyển dụng về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về lĩnh vực “Điện, điện tử” để làm chủ các dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất là rất lớn. 
 
Với những kiến thức đã được học, sinh viên ngành kỹ thuật điện – điện tử có thể làm việc với vai trò:
-Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử, các hệ thống điều khiển bằng điện tử tại các cơ quan, tổ chức, nhà máy, công ty, xí nghiệp
-Cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử.
-Chuyên viên về nghiên cứu, thiết kế, phát triển các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử
-Cán bộ kỹ thuật, tư vấn kinh doanh các sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử.
-Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty thiết kế vi mạch, công ty điện tử…
-Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
 
Với những vai trò đó, bạn có thể làm việc tại:
-Làm việc cho Công ty Bưu chính viễn thông, các công ty dịch vụ viễn thông, tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc …
-Quản trị hệ thống điện, điện lạnh tại các doanh nghiệp, trường học, công ty sản xuất và trung tâm thương mại;
-Các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử như lắp ráp âm ly, điện thoại, máy tính, công ty sản xuất thang máy, băng chuyền …
-Các công ty thương mại về kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh
Ngoài ra sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ Thuật Điện – Điện tử hoàn toàn có khả năng tự mở tiệm, doanh nghiệp mua bán, thiết kế, thi công và sửa chữa các hệ thống điện chiếu sáng, điện lạnh, điện tử … do chính mình làm chủ.
 
Nếu bạn yêu thích ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, bạn có thể tham khảo thông tin về tuyển sinh và đào tạo của trường Cao đẳng Bách Khoa, sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

 

 

 



Kết nối với chúng tôi