Có nên lựa chọn học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử hệ Cao đẳng không? Tìm hiểu lý do hàng ngàn thí sinh lựa chọn theo học hệ Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Mục lục
Lựa chọn học Cao đẳng đang là sự ưu tiên của nhiều bạn trẻ. Nguyên nhân là do cơ chế đào tạo của các trường Cao đẳng thực hành phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các thí sinh lớp 12; nhiều ngành nghề trong đó có ngành Công nghệ Kỹ thuật điện điện tử, sau khi ra trường, người học có thể có việc làm luôn với mức lương cao. Đồng thời, trong thời kỳ hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp không còn quá quan tâm đến bằng cấp của ứng viên. Thay vào đó, họ muốn tuyển người có thể làm việc được ngay, có kỹ năng tay nghề thành thạo và hạn chế tối đa thời gian đào tạo lại.
Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì?
Theo thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH, Cao đẳng công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là ngành, nghề thực hiện các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như: Sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, lập trình, lắp đặt, kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa… đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sẽ trực tiếp tham gia: lắp đặt thiết bị điện, điện tử; thiết kế và lắp ráp mạch điện tử; sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp; vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa trong công nghiệp; tư vấn giám sát và điều hành các dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử; kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
4 lý do nên học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử hệ Cao đẳng.
Khối ngành kỹ thuật và công nghệ trong những năm gần đây luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh đăng ký cũng như tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cả nước. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chương trình chuyển đổi số quốc gia…, nhu cầu về nguồn nhân lực của khối ngành này ngày một lớn hơn. Nhu cầu nhân lực của ngành tăng cao khiến cho các trường đại học và cao đẳng mở thêm chỉ tiêu, mã ngành đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử. Bên cạnh hệ đào tạo Đại học, nhiều học sinh lựa chọn học hệ CĐ chính quy để được đào tạo chắc tay nghề, học nhanh ra trường sớm.
Xem ngay 4 ưu điểm khi lựa chọn học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử hệ Cao đẳng
Thời gian đào tạo ngắn chỉ từ 2.5 năm
So với học hệ Đại học, sinh viên khi theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử hệ Cao đẳng thời gian sẽ chỉ kéo dài từ 2,5 – 3 năm. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ được tốt nghiệp và thành thạo các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn trong nghề. Với thời gian đào tạo ngắn như vậy, sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong học tập, ăn ở; đặc biệt là có thể nhanh chóng đi làm để ổn định công việc, cuộc sống.
Chương trình đào tạo tập trung vào kỹ năng thực hành, gắn liền với thực tế
Trong hệ thống giáo dục hệ Cao đẳng, chương trình đào tạo 70% thời gian học thực hành, 30% thời gian học lý thuyết, kiến thức gắn kết sâu sát với thực tiễn nghề nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng, giúp sinh viên Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử phát triển đầy đủ kỹ năng và tư duy cần thiết để nhanh chóng hòa nhập với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp. Chương trình học tại các trường cao đẳng luôn chú trọng vào việc cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, sinh viên không chỉ được học các môn cơ bản về toán học, vật lý và điện tử mà còn được tiếp xúc với các kỹ thuật chuyên môn như:
- Thiết kế, lắp ráp, và vận hành các hệ thống điện tử.
- Sử dụng các thiết bị đo lường, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện.
- Lập trình và điều khiển tự động hóa trong các nhà máy.
Ngoài kiến thức văn hóa và kỹ thuật cơ bản, hệ cao đẳng còn đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc. Các kỹ năng quan trọng bao gồm:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng mềm
Một điểm nổi bật trong chương trình học của hệ cao đẳng là các đợt thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt đối với sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, các kỳ thực tập không chỉ là dịp để áp dụng kiến thức vào thực tế mà còn là cơ hội để tiếp xúc và làm quen với văn hóa doanh nghiệp. Hàng năm, các trường thường liên kết với các doanh nghiệp, khu công nghiệp và nhà máy để tổ chức các đợt thực tập này.
Nhờ chương trình đào tạo gắn liền thực tiễn, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử hệ cao đẳng hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty lớn trong ngành công nghiệp điện, điện tử và tự động hóa. Họ thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì khả năng làm việc ngay, không cần phải đào tạo lại.
Hơn nữa, các mối quan hệ và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình thực tập cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh rõ rệt khi ứng tuyển vào các vị trí kỹ thuật viên, kỹ sư vận hành, và bảo trì trong các công ty công nghiệp.
>> Học Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử có tương lai không? Xem ngay cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Điện tử.
Được Nhà nước hỗ trợ 70% học phí
Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023, quy định danh mục những ngành nghề nặng nhọc nguy hiểm độc hại nên người học những ngành này sẽ được hưởng chính sách miễn giảm tới 70% học phí, theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 8 năm 2021. Theo danh mục trên, thí sinh lựa chọn học Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử được nhà nước hỗ trợ 70% học phí.
Theo lãnh đạo các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, những ngành nghề Kỹ thuật nói chung và ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử nói chung được nhiều thí sinh ưu tiên lựa chọn là bởi chính sách của Nhà nước giảm 70% học phí (theo quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ) và xu hướng phát triển của ngành.
Cơ hội làm việc tại thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử không chỉ là một lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam mà còn được coi trọng trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu về nhân sự trong lĩnh vực này đang tăng mạnh, đặc biệt ở các thị trường phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, …. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế và mở rộng cơ hội học tập, phát triển cho sinh viên, các trường cao đẳng tại Việt Nam, đặc biệt là Trường Cao đẳng Bách Khoa, đang tích cực thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế.
Trường Cao đẳng Bách Khoa đã ký kết hợp tác đào tạo gắn liền với việc làm với các tập đoàn lớn tại Việt Nam như Samsung, LG. Những hợp tác này không chỉ cung cấp cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên mà còn giúp họ tiếp xúc với các công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến.
Trước xu thế hội nhập toàn cầu, trường đã tích cực mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường cơ hội học tập và phát triển cho sinh viên. Nhà trường hiện đã ký kết hợp tác giáo dục và đào tạo với các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và nhiều quốc gia khác. Sinh viên của trường có cơ hội tham gia các chương trình du học, thực tập và làm việc tại nước ngoài. Điều này không chỉ giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn mà còn giúp họ trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế, làm quen với văn hóa doanh nghiệp toàn cầu.
Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử học những môn gì?
Chắc hẳn những bạn trẻ quan tâm đến ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đều rất muốn biết chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện điện tử hiện nay như thế nào.
Trở thành sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, bạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến các thiết bị điện và điện tử, mạch điện tử đồng thời giúp bạn am hiểu về các linh kiện điện tử. Hoặc ít nhất bạn cũng sẽ hiểu được công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.
Một số môn học chuyên ngành của ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử hệ CĐ chính quy:
1 |
An toàn điện |
2 |
An toàn lao động |
3 |
Mạch điện |
4 |
Điện kỹ thuật (Điện cơ bản) |
5 |
Điện tử tương tự |
6 |
Vi mạch tương tự |
7 |
Vi xử lý |
8 |
Vi mạch số |
9 |
Autocad |
10 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
11 |
Kỹ thuật điện tử |
12 |
Khí cụ điện |
13 |
Máy điện |
14 |
Vật liệu điện – điện tử |
15 |
Kỹ thuật cảm biến |
16 |
Thực hành Đo lường và cảm biến |
17 |
Trang bị điện và điện tử trên máy |
18 |
Điều khiển lập trình PLC |
19 |
Thực tập Máy điện |
20 |
Thực tập Máy điện |
21 |
Thực tập Điện công nghiệp |
22 |
Thực tập PLC |
23 |
Thực tập Kỹ thuật điện lạnh |
Bạn đang muốn tìm hiểu các trường CĐ đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội => Xem ngay tại đây.