Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là ngành học thuộc khối ngành Công nghệ Kỹ thuật có xu hướng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Tìm hiểu thông tin ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? và các cơ hội việc làm của ngành.
Mục lục
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng điện và xu hướng hiện đại hóa bằng điều khiển ngày càng tăng nhanh. Chính vì vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Và câu hỏi ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? Ra trường làm gì? là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính.
Nhận định về tương lai của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử
Trong tương lai 5 năm tới, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử được nhiều chuyên gia dự báo sẽ trải qua sự phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu rộng, nhờ vào xu hướng toàn cầu trong các lĩnh vực tự động hóa, năng lượng tái tạo, và sự ứng dụng ngày càng lớn của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây.
Theo báo cáo của Market Research Future, tốc độ tăng trưởng ngành này dự kiến đạt 7% mỗi năm, chủ yếu do nhu cầu về hệ thống điện thông minh, tự động hóa trong công nghiệp, và các giải pháp năng lượng sạch.
Các công nghệ như IoT đang cách mạng hóa ngành công nghiệp điện, điện tử bằng việc kết nối hàng tỷ thiết bị, trong khi AI đang được áp dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và dự báo bảo trì. Theo Statista, đến năm 2025, hơn 75 tỷ thiết bị IoT sẽ hoạt động toàn cầu, tạo cơ hội lớn cho ngành điện tử trong việc phát triển và bảo trì các hệ thống phức tạp.
Điện toán đám mây cũng sẽ trở thành hạ tầng cốt lõi, giúp xử lý và lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ từ các thiết bị IoT và hệ thống thông minh. IDC ước tính rằng chi tiêu toàn cầu cho điện toán đám mây sẽ đạt 1.3 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Từ góc độ khách quan có thể thấy đây là ngành ó tiềm năng phát triển lớn khi các quốc gia và doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến năng lượng tái tạo và điện tử thông minh.
Tuy nhiên, sự phát triển cũng đặt ra thách thức lớn về việc đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao để theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ. Nếu không được đầu tư đúng mức, nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là rào cản lớn trong việc tận dụng tối đa các cơ hội phát triển của ngành này.
Các ứng dụng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?
Để tìm hiểu rõ hơn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? hãy điểm qua một số ứng dụng của ngành này trong cuộc sống.
Ứng dụng ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử là gì trong đời sống
- Chế tạo máy: dùng nhiều loại máy cắt gọt kim loại làm việc theo chương trình kỹ thuật số.
- Trong ngành luyện kim: nhiệt luyện bằng lò cảm ứng dùng dòng điện cao tần đã nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Trong nhà máy sản xuất xi măng: với các thiết bị điện tử, vi xử lý và máy tính, tự động theo dõi và điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất ra thành phẩm.
- Trong công nghiệp hóa học: mạ, đúc chống ăn mòn kim loại.
- Trong thăm dò khai thác: ứng dụng nhiều thiết bị điện tử.
- Trong nông nghiệp: ứng dụng kỹ thuật cao tần vào chế biến hoa màu và thực phẩm, kỹ thuật lạnh và chiếu xạ giúp bảo quản thực phẩm.
- Trong ngư nghiệp: dùng máy siêu âm đánh bắt cá.
- Trong ngành giao thông vận tải: ứng dụng đo đạc thông số bay, chỉ huy các chuyến bay, dẫn đường tàu biển, lái tự động,…
- Trong bưu chính viễn thông: từ kỹ thuật tương tự sang kỹ thuật số.
- Ngành phát thanh truyền hình: thông qua vệ tinh phủ sóng toàn quốc, truyền hình cáp,…
Ứng dụng ngành Công nghệ thuật Điện, Điện tử trong công việc sản xuất vô cùng phổ biến
- Trong ngành khí tượng thủy văn: tự động đo đạc cung cấp dữ liệu báo cáo thời tiết nhanh và chính xác.
- Trong lĩnh vực y tế: tạo ra các máy điện tim, điện não, X quang, điện châm,…
- Trong ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hóa nghệ thuật,… được ứng dụng và phát triển.
- Phát minh được các thiết bị điện tử có ích như: máy ghi hình, radio, tivi,…
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử phù hợp với đối tượng nào?
Các tố chất để theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? Đây là ngành học khô khan chỉ dành cho nam giới?
Thực ra đây là ngành không phân biệt là nam hay nữ. Người học cần có tư duy logic, yêu thích khoa học kỹ thuật và đam mê tìm hiểu về công nghệ. Đây là ngành đòi hỏi khả năng phân tích, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, nên những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm sẽ có lợi thế lớn. Những người thích sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc, đặc biệt là khi lắp đặt và bảo trì các hệ thống điện phức tạp, cũng sẽ cảm thấy phù hợp với ngành này.
Các bạn học sinh lớp 12 mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử cần học tốt các môn như: Toán, Vật lý, Công nghệ (Công nghệ Điện – Điện tử), Vật lý, Tin học.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử học những gì?
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo trong phạm vi rộng của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cùng khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.
Một số môn học chuyên ngành ngành được giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học.
STT |
Tên học phần |
Khối kiến thức cơ sở |
|
1 |
Nhập môn Kỹ thuật Điện tử |
2 |
An toàn điện và an toàn lao động |
3 |
Linh kiện và mạch điện tử |
4 |
Cấu kiện điện tử |
5 |
Điện tử số |
6 |
Điện tử tương tự |
7 |
Lý thuyết mạch |
8 |
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
9 |
Kỹ thuật vi xử lý |
10 |
Xử lý tín hiệu số |
11 |
Lý thuyết trường Điện tử và siêu cao tần |
12 |
CAD và ứng dụng |
Khối kiến thức chuyên ngành |
|
13 |
Điện tử công suất |
14 |
Thiết kế vi mạch số |
15 |
Kỹ thuật logic khả trình PLC |
16 |
Thị giác máy tính |
17 |
Nhập môn trí tuệ nhân tạo |
18 |
Thiết kế vi mạch tương tự |
19 |
Mạch cảm biến |
20 |
Robot công nghiệp |
21 |
Xử lý số tín hiệu |
22 |
Thiết kế logic số |
23 |
Thiết kế hệ thống nhúng |
24 |
Học máy |
25 |
Xử lý ảnh |
26 |
Xử lý tiếng nói |
Xem thêm: Danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử.
Học Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì?
Thị trường việc làm trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử hiện nay đang trải qua sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự bùng nổ của các công nghệ mới như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và năng lượng tái tạo. Theo báo cáo của VietnamWorks, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực điện – điện tử đã tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm, đặc biệt ở các thành phố lớn và khu công nghiệp như TP.HCM, Hà Nội, và các khu vực có các dự án năng lượng tái tạo và được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Dương, Long An, ….
Một số vị trí công việc mới đang thu hút sự chú ý trên thị trường bao gồm:
- Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiên cứu phát triển, cải tiến nâng cấp các trang thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng, phục vụ các nhu cầu khác nhau.
- Kỹ sư hệ thống IoT: vị trí này đòi hỏi khả năng thiết kế, cài đặt và bảo trì các thiết bị kết nối, thu thập và phân tích dữ liệu.
- Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) trong tự động hóa: vị trí này yêu cầu người làm có hiểu biết sâu về AI và các ứng dụng của nó trong sản xuất.
- Kỹ sư năng lượng tái tạo: Các kỹ sư trong lĩnh vực này có trách nhiệm thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống điện năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, …
- Kỹ sư bảo mật hệ thống điện tử: Các kỹ sư này chịu trách nhiệm bảo vệ các hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Kỹ thuật viên lắp đặt và vận hành các thiết bị thông minh: Các thiết bị điện tử thông minh cho gia đình và doanh nghiệp đang trở nên phổ biến, yêu cầu kỹ thuật viên có khả năng lắp đặt và duy trì các hệ thống từ camera an ninh, hệ thống điều khiển ánh sáng cho đến các thiết bị gia dụng thông minh.
Trên đây là toàn bộ thông tin của ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì?, học gì?, cơ hội việc làm. Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học, xem chi tiết tại chuyên mục ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử