Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì? Có nên học không?

5/5 - (1 vote)

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử là ngành học thuộc khối ngành Công nghệ Kỹ thuật có xu hướng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Tìm hiểu thông tin ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì? và các cơ hội việc làm của ngành.

Tìm hiểu về ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử
Tìm hiểu về ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng điện và xu hướng hiện đại hóa bằng điều khiển ngày càng tăng nhanh. Chính vì vậy, ngành điện-điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Và câu hỏi ngành CNKT Điện – Điện tử là gì? Ra trường làm gì? là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử là gì
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính.

Các ứng dụng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử trong đời sống

Ứng dụng ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử
Ứng dụng ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

Để tìm hiểu rõ hơn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì? hãy điểm qua một số ứng dụng cùa ngành này trong cuộc sống.

Ứng dụng của Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử trong đời sống xã hội ngày nay là vô cùng phổ biến và rộng khắp, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Xem ngay ứng dụng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì nhé!

Ứng dụng ngành Công nghệ thuật Điện – Điện tử là gì trong đời sống

  • Chế tạo máy: dùng nhiều loại máy cắt gọt kim loại làm việc theo chương trình kỹ thuật số.
  • Trong ngành luyện kim: nhiệt luyện bằng lò cảm ứng dùng dòng điện cao tần đã nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Trong nhà máy sản xuất xi măng: với các thiết bị điện tử, vi xử lý và máy tính, tự động theo dõi và điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất ra thành phẩm.
  • Trong công nghiệp hóa học: mạ, đúc chống ăn mòn kim loại.
  • Trong thăm dò khai thác: ứng dụng nhiều thiết bị điện tử.
  • Trong nông nghiệp: ứng dụng kỹ thuật cao tần vào chế biến hoa màu và thực phẩm, kỹ thuật lạnh và chiếu xạ giúp bảo quản thực phẩm.
  • Trong ngư nghiệp: dùng máy siêu âm đánh bắt cá.
  • Trong ngành giao thông vận tải: ứng dụng đo đạc thông số bay, chỉ huy các chuyến bay, dẫn đường tàu biển, lái tự động,…
  • Trong bưu chính viễn thông: nước ta từ kỹ thuật tương tự sang kỹ thuật số.
  • Ngành phát thanh truyền hình: thông qua vệ tinh phủ sóng toàn quốc, truyền hình cáp,…

Ứng dụng điện – điện tử trong công việc sản xuất vô cùng phổ biến.

  • Trong ngành khí tượng thủy văn: tự động đo đạc cung cấp dữ liệu báo cáo thời tiết nhanh và chính xác.
  • Trong lĩnh vực y tế: tạo ra các máy điện tim, điện não, X quang, điện châm,…
  • Trong ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hóa nghệ thuật,… được ứng dụng và phát triển.
  • Phát minh được các thiết bị điện tử có ích như: máy ghi hình, radio, tivi,…

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử phù hợp với đối tượng nào?

Tố chất học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử là gì
Tố chất học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì

Các tố chất để theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì? Ngành Điện – Điện tử khô khan chỉ danh cho nam giới?

Thực ra đây là ngành không phân biệt là nam hay nữ mà cần người có khả năng chuyên môn, có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế. Tất cả yêu cầu trên bạn sẽ được trang bị và đào tạo khi đang theo học, chỉ cần bạn có đam mê, ham học hỏi và thích sáng tạo.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử học những gì?

Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo trong phạm vi rộng của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cùng khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.

Một số môn học chuyên ngành ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – Điện tử bạn có thể tham khảo:

  • Máy điện
  • Trang bị điện
  • Thực tập hàn
  • Điện tử cơ bản
  • PLC cơ bản
  • Lạnh cơ bản
  • Kỹ thuật đo lường và cảm biến
  • Điều khiển điện khí nén
  • Thiết bị điện tử dân dụng
  • Kỹ thuật sửa chữa nguồn
  • Mạch điện tử
  • Kỹ thuật lắp đặt điện
  • Điện tử công suất
  • Kỹ thuật xung – số
  • Vi điều khiển
  • Điều khiển lập trình cỡ nhỏ
  • Truyền động điện
  • Tổng quan hệ thống cơ điện tử
  • Điều khiển lập trình PLC nâng cao

Học Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì?

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiên cứu phát triển, cải tiến nâng cấp các trang thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng, phục vụ các nhu cầu khác nhau.
  • Kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử
  • Giải quyết các vấn đề chuyên môn điện – điện tử ở những vị trí công tác trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dân dụng, vận hành, sử dụng năng lượng điện hiệu quả.

Hướng phát triển nghề nghiệp tương lai:

  • Kỹ sư giỏi tư vấn, thiết kế giám sát, thi công Điện dân dụng, Điện công trình.
  • Giữ vị trí quản lý kỹ thuật điện-điện tử của doanh nghiệp như: Trưởng phó phòng kỹ thuật, quản đốc và các vị trí quan trọng khác.
  • Chuyên viên về lập trình điều khiển các máy móc thiết bị theo hướng tự động.
  • Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có sợ bị thất nghiệp không? Xem ngay cơ hội việc làm của ngành tại đây.

Danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại Hà Nội.

Danh sách các trường Đại học

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Điện lực
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Học viện nông nghiệp
  • Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Đông Á
  • Đại học Giao thông vận tải
  • Đại học Công nghiệp Việt Hung
  • Đại Học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật – Công nghiệp
  • Đại học Mỏ – Địa chất

Danh sách các trường Cao đẳng

  • Trường Cao đẳng Bách Khoa
  • Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
  • Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Trường Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương
  • Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

Trên đây là toàn bộ thông tin của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?, học gì?, cơ hội việc làm và danh sách các trường đào tạo tại Hà Nội. Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học, xem chi tiết tại: https://caodangbachkhoa.com.vn/dao-tao/cao-dang/cong-nghe-ky-thuat-dien-dien-tu/



Kết nối với chúng tôi