Ngành Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí ra trường làm gì?

5/5 - (3 votes)

Học ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí ra làm gì, làm việc ở đâu? là câu hỏi được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Xem ngay review và mức lương của một số công việc trong lĩnh vực Điện lạnh trong bài viết dưới đây.

Học ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí ra làm gì
Học ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí ra làm gì

Việt Nam là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, có nền nhiệt khá cao và với quy mô dân số gần 100 triệu dân thì nhu cầu về các sản phẩm máy lạnh là rất lớn. Vậy nên nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện lạnh có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở mức rất cao. Dưới đây là 4 công việc với mức thu nhập hấp dẫn dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí.

Học ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ra làm gì? Review một số vị trí công việc và mức lương trong lĩnh vực Điện lạnh

Review các vị trí công việc trong lĩnh vực Điện lạnh
Review các vị trí công việc trong lĩnh vực Điện lạnh

1. Kỹ thuật viên điện lạnh

Mô tả công việc

Tùy thuộc vào đặc thù chuyên môn, nhân viên kỹ thuật điện lạnh sẽ đảm nhận các công việc như:

  • Lắp đặt hệ thống điện lạnh: Kỹ thuật viên điện lạnh hiểu rõ về thành phần của hệ thống, biết đọc thiết kế, giả đồ, nắm được quy chuẩn xây dựng địa phương và áp dụng kỹ thuật để hàn theo yêu cầu
  • Sửa chữa và nâng cấp hệ thống lạnh: Công việc chính là kỹ thuật viên điện lạnh là phát hiện lỗi, thay thế và sửa chữa thiết bị, nâng cấp hệ thống để phù hợp với tiêu chuẩn và quy định mới
  • Bảo dưỡng hệ thống điện lạnh: Kiểm tra các bộ phận và hoạt động của hệ thống như máy nén, bình ngưng, kết nối điện, hoạt động của động cơ.

Mức lương trung bình của kỹ sư Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí khi đảm nhận công việc kỹ thuật viên điện lạnh là 10,9 triệu.

2. Kỹ sư thiết kế điện lạnh

Mô tả công việc:

  • Lập nhiệm vụ thiết kế, so sánh lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống Điều hòa không khí và thông gió
  • Tính toán lựa chọn công suất thiết bị Chiller, Bơm, tháp giải nhiệt, VRV … dựa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, bản vẽ kiến trúc được phát hành bởi chủ đầu tư.
  • Lập sơ đồ nguyên lý Điều hòa và thông gió
  • Triển khai bản vẽ thiết kế cơ sở, bản vẽ kỹ thuật phần Điều hòa và thông gió
  • Bóc khối lượng thiết bị, vật tư chính
  • Lựa chọn hãng thiết bị, vật tư phù hợp cho dự án tối ưu về chi phí và đáp ứng kỹ thuật
  • Kiểm soát thiết kế, kiểm tra bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật, thuyết minh tìm các điểm bất hợp lý, chưa tối ưu và đưa ra biện pháp cải tiến

Mức lương trung bình của kỹ sư Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí khi đảm nhận công việc kỹ sư thiết kế điện lạnh là 15 triệu.

3. Kỹ sư thử nghiệm điện lạnh (R&D)

Học ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ra làm gì? Không chỉ trở thành kỹ sư dửa chữa, bảo dưỡng, thiết kế điện lạnh, bạn có thể định hướng công việc trở thành kỹ sư thử nghiệm làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc các công ty công nghệ để đưa ra các giải pháp và sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực này.

Mô tả công việc:

  • Tìm hiểu tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn linh kiện, sản phẩm mới
  • Xây dựng kế hoạch, phương án thử nghiệm các chỉ tiêu trong kỹ thuật của sản phẩm
  • Thử nghiệm linh kiện, sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm, khi thay thế nguồn linh kiện, sửa khuôn
  • Trao đổi với nhà cung cấp thống nhất chỉ tiêu linh kiện, phương pháp kiểm tra, thử nghiệm.

Mức lương trung bình của kỹ sư thử nghiệm điện lạnh là 10 triệu đồng.

4. Chuyên viên kỹ thuật trong ngành ôtô

Với kiến thức về máy lạnh ô tô, bạn có thể làm việc trong ngành công nghiệp ô tô như các nhà sản xuất ô tô, đại lý hoặc các trung tâm dịch vụ ô tô để cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống máy lạnh ô tô.

Mức lương trung bình của chuyên viên kỹ thuật trong ngành ô to là 12 triệu đồng.

Kỹ sư kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí làm việc ở đâu?

Các kỹ sư điện lạnh làm việc ở đâu
Các kỹ sư điện lạnh làm việc ở đâu

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại:

  • Các doanh nghiệp sản xuất
  • Các cơ quan nhà nước
  • Các tòa nhà chung cư Khách sạn,
  • Bệnh viện, Trường học

Làm việc ở môi trường kỹ thuật, phải sử dụng thể lực nhiều nên kỹ thuật viên/ kỹ sư điện lạnh cần có sức khỏe tốt, chịu được công việc vất vả. Ngoài ra, bạn luôn phải đảm bảo chuyên môn để sửa chữa điện lạnh đúng chuẩn, cung cấp thiết bị an toàn cho người dùng.

Bài viết trên đây, Trường Cao đẳng Bách Khoa đã tổng hợp thông tin ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ra trường làm gì? và review một số vị trí công việc trong lĩnh vực này. Lĩnh vực Điện lạnh được các chuyên gia dự báo tiếp tục là ngành đầy tiềm năng trong khoảng 10 năm tới. Các bạn hãy tìm hiểu và chọn lựa theo học để nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn và ổn định sau khi tốt nghiệp nhé.



Kết nối với chúng tôi