Ngành lập trình máy tính là gì? Học Lập trình máy tính có khó không?

5/5 - (1 vote)

Cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 đang nổi lên, theo đó ngành Lập trình máy tính trở thành ngành học “hot” được nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ theo đuổi. Vậy ngành Lập trình máy tính là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm như thế nào. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Tìm hiểu toàn bộ thông tin ngành Lập trình máy tính
Tìm hiểu toàn bộ thông tin ngành Lập trình máy tính

Những con số ấn tượng trong ngành Lập trình máy tính:

  • Số lượng lập trình viên/ kỹ sư IT Công nghệ phần mềm là 480.000
  • Sinh viên Công nghệ thông tin tốt nghiệp hàng năm (chuyên ngành phần mềm): 57.000 – 35% trong tổng số 57.000 sinh viên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
  • Từ năm 2022 – 2024, Việt nam thiếu hụt 150.000 – 195.000 lập trình viên
  • Dự kiến năm 2024, nhu cầu nhân lực lập trình máy tính lên tới 800.000 lập trình viên
  • Năng lực lập trình viên Việt Nam nằm trong top 10 sau Mỹ, Anh, Pháp trong Xếp hạng Thế giới của Khảo sát lập trình viên tốt nhất

Ngành Lập trình máy tính là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành Lập trình máy tính

Ngành lập trình máy tính là một trong những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành lập trình máy tính là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các phần mềm, ứng dụng và hệ thống máy tính. Những người làm việc trong ngành này sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++, JavaScript và Ruby để viết mã. Nhằm tạo ra các ứng dụng và phần mềm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Các ứng dụng và phần mềm này có thể sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. Bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.

Sinh viên ngành Lập trình máy tính học những gì?

Trọng tâm của ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các loại công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về các ngôn ngữ lập trình (C, C#, JAVA, XML-Json, …), nắm vững kiến thức về trí tuệ nhân tạo, các thuật giải liên quan đến lập trình máy tính, am hiểu về virus, bảo mật thông tin và an toàn thông tin, …

Hệ thống các kiến thức chuyên ngành về nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm, thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa tại buổi học thực hành môn Lập trình Android cơ bản
Sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa tại buổi học thực hành môn Lập trình Android cơ bản

Một số môn học chuyên ngành của ngành Lập trình máy tính tại trường Cao đẳng Bách Khoa:

  • Lập trình cơ bản với C#.NET
  • Đồ họa ứng dụng
  • Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng
  • Lập trình JAVA
  • SQL Mobile
  • Ngôn ngữ XML-Json
  • Lập trình Android cơ bản
  • Phát triển Android Apps
  • Lập trình iOS
  • Lập trình Android nâng cao
  • Phát triển Android Games
  • Thiết kế đồ họa Game

Cơ hội việc làm ngành Lập trình máy tính

Học ngành Lập trình máy tính ra trường làm gì
Học ngành Lập trình máy tính ra trường làm gì

Theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2022 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Dự báo trong năm 2023, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người. Vì vậy cơ hội việc làm cho sinh viên ngành lập trình máy tính hoàn toàn rộng mở. Sinh viên ngành Lập trình máy tính sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc:

1. Lập trình viên

Lập trình viên là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển. Triển khai các ứng dụng phần mềm trên máy tính và các thiết bị di động. Bạn có thể làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, Python, C ++, PHP, Ruby, JavaScript…

2. Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm là người phát triển và quản lý các phần mềm hoặc hệ thống lớn. Bạn sẽ phải tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật. Chẳng hạn như cấu trúc dữ liệu, thiết kế kiến trúc và các giải pháp lập trình phức tạp.

3. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo

Chuyên gia trí tuệ nhân tạo là người phát triển các giải pháp trí tuệ nhân tạo cho các hệ thống và ứng dụng phần mềm. Bạn sẽ phải có kiến thức sâu rộng về các thuật toán máy học, học sâu, học máy và các công nghệ trí tuệ nhân tạo khác.

4. Nhà phát triển trò chơi

Nhà phát triển trò chơi là người phát triển các trò chơi trên máy tính và các thiết bị di động. Bạn sẽ phải tập trung vào các kỹ năng thiết kế trò chơi, lập trình và đồ họa.

5. Phát triển phần mềm

Các nhà phát triển phần mềm tạo ra các ứng dụng, chương trình và hệ thống phần mềm cho các công ty. Các ứng dụng này có thể bao gồm các ứng dụng di động, phần mềm máy tính cá nhân, phần mềm doanh nghiệp, trò chơi điện tử và nhiều hơn nữa.

6. Thiết kế web

Thiết kế web liên quan đến việc xây dựng và phát triển các trang web và ứng dụng web. Những người làm việc trong lĩnh vực này cần có kiến thức về HTML, CSS, JavaScript. Bên cạnh đó cũng cần am hiểu về các công nghệ liên quan đến web khác.

7. Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đang trở thành lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành công nghiệp lập trình. Các chuyên gia lập trình có thể phát triển các thuật toán và mô hình để phân tích dữ liệu. Giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực như y tế, tài chính và nhiều lĩnh vực khác.

8. An ninh mạng

An ninh mạng là một lĩnh vực quan trọng trong lĩnh vực lập trình. Đây là nơi các chuyên gia lập trình giúp bảo vệ các hệ thống máy tính và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công và vi rút.

Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc trong các vị trí khác. Bao gồm một số vị trí làm việc như quản lý dự án phần mềm, phát triển web, ứng dụng di động, khoa học dữ liệu…Hoặc làm giảng viên tại trung tâm, cao đẳng, đại học có đào tạo ngành học này. Vì vậy, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau với ngành lập trình máy tính.

Mức lương và cơ hội phát triển bản thân

Mức lương và cơ hội phát triển trong ngành
Mức lương và cơ hội phát triển trong ngành

Bạn có thể tham khảo mức lương ngành lập trình dưới đây.

  • Đối với các lập trình viên mới ra trường & junior level (dưới 2 năm kinh nghiệm), mức lương khoảng 8-13 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, mid-senior level từ 4 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương trung bình khoảng 20-35 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, senior level từ 2-4 năm thì mức lương trung bình khoảng 11-27 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên chinh chiến từ 5 năm trở lên, trung bình khoảng 35-55 triệu/tháng.
  • Trên 10 năm, con số này dao động khá nhiều, và tuỳ vào tố chất và năng lực phát triển các hướng lâu dài của mỗi lập trình viên, mức lương có thể lên đến 65 triệu

(Thống kê từ Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 do TopDev phát hành)

Ngoài lương thì bạn còn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc nhận những dự án ngoài và từ đó mà thu nhập của bạn cũng cao hơn nhiều.

Nhận thông tin tư vấn đăng ký xét tuyển ngành Lập trình máy tính tại trường Cao đẳng Bách Khoa

Với mong muốn chung tạo ra đội ngũ lao động trẻ có tay nghề, có kỹ năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, trường Cao đẳng Bách Khoa nói chung và khoa Công nghệ thông tin nói riêng đang từng ngày học hỏi, cố gắng phát triển, nâng cao năng lực đào tạo nghề để trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ có nhu cầu học nghề khu vực miền Bắc.

Sau khi tốt nghiệp, trường Cao đẳng Bách Khoa cam kết 100% bố trí, giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành Lập trình máy tính. Sinh viên sẽ làm việc được tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực tin học, viễn thông ở các vị trí như phát triển phần mềm, Lập trình ứng dụng di động, lập trình game, lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống.

Với những cơ hội như vậy, học sinh sinh viên có thể tin tưởng đến với ngành Lập trình máy tính trường Cao đẳng Bách Khoa địa chỉ đào tạo uy tín, tin cậy tại Hà Nội.

  • Hotline: 0868 56 11 56 – 024 668 39 668
  • Website: caodangbachkhoa.com.vn 
  • Facebook: https://www.facebook.com/cdbachkhoa
  • Địa chỉ: Khu văn hóa nghệ thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi