Cuộc sống của người dân được nâng cao nên ngành điện lạnh Việt Nam ngành càng phát triển, nhu cầu nhân lực ngày càng lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành điện lanh và tương lai của các kỹ sư điện lạnh sau khi ra trường. Mời các bạn cùng tham khảo thông tin sau đây mà Cao Đẳng Bách Khoa đã tổng hợp nhé!
Mục lục
Sinh viên học ngành điện lạnh được đào tạo như thế nào?
Khi theo học ngành điện lạnh tại các trường đại học, cao đẳng có ngành học này các bạn sẽ được đạo tạo kiến thức tổng hợp về điện và chuyên sâu về điện lạnh. Cụ thể các bạn sẽ học các kỹ thuật cơ bản về điện nói chung sau đó học tiếp các kiến thức đại cương và chuyên sâu về kỹ thuật lạnh, điện lạnh công nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành điện lạnh phải có khả năng tham gia thiết kế hệ thống điện lạnh tại các công ty, nhà xưởng, nhà riêng…. Ngoài ra còn có thể tiến hành các công viên liên quan đến điện lạnh như triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện lạnh công nghiệp.
Nếu các bạn muốn theo học ngành điện lạnh và muốn theo đuổi công việc của một kỹ sư điện lạnh có thể tham khảo một số trường đại học sau đây:
- Tại khu vực phía Nam
ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, CĐ Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, CĐ Nghề Ninh Thuận, CĐ DL Kỹ thuật Bình Dương, Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương…
- Tại khu vực phía Bắc:
ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Cao Đẳng Bách Khoa
Công việc mà môi trường làm việc của một kỹ sư điện lạnh
Công việc của Kỹ sư điện lạnh là đảm bảo việc vận hành cho các hệ thống máy móc làm lạnh của các cơ quan, các công ty, doanh nghiệp được hoạt động tốt, tiết kiệm và hợp lý. Phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh như máy móc bị hỏng hóc, hoạt động kém. Lên lịch bảo trì, bảo dưỡng máy móc theo định kỳ… Cũng như thiết kế hệ thống lạnh cho các công trình xây dựng lớn nhỏ từ nhà riêng, cửa hàng cho đến các công ty, xí nghiệp.
Để làm tốt công việc này các bạn kỹ sư cần có kiến thức chuyên môn tốt về kỹ thuật điện nói chung và kỹ thuật điện lạnh nói riêng. Đặc biệt cần có kinh nghiệm thực hành tốt. Vì vậy muốn làm tốt trong ngành này đòi hỏi người kỹ sư phải thường xuyên mày mò tự học hỏi, có đam mê với nghề. Các bạn sinh viên theo học ngành điện lạnh nếu không chăm chỉ thực hành sẽ khó có được một kiến thức tốt sau khi ra trường. người kỹ sư giỏi cần biết cách xử lý các sự cố đặc biệt một cách nhanh nhất, tránh gây thất thoát cho doanh nghiệp. Cần biết cách thiết kế hệ thống điện lạnh thông minh, tối ưu tiện ích sử dụng, tiết kiệm chi phí.
Môi trường làm việc của kỹ sư điện lạnh có thể là các cơ quan, doanh nghiệp, nhà xưởng tư nhân, nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, có hệ thống nhà máy, phân xưởng lớn thì cần có cả một đội ngũ kỹ sư điện lạnh để thiết kế hệ thống, đảm bảo hoạt động của hệ thống diễn ra suôn sẻ 24/24. Kỹ sư luôn phải giám sát chặt chẽ hệ thống hoạt động qua các phần mềm điện tử cũng như quan sát trực tiếp và qua phản ánh của những người khác trong công ty. Thực hiện các yêu cầu khác của quản lý doanh nghiệp.
Cơ hội cho các kỹ sư điện lạnh
Nhu cầu nhân lực trong ngành điện lạnh là rất lớn đặc biệt khi các khu công nghiệp càng phát triển, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam ngành càng nhiều. Không chỉ các công ty, doanh nghiệp sử dụng các thiết bị điện lạnh mà còn cách doanh nghiệp sản xuất và phân phối các thiết bị này. Kỹ sư điện lạnh có thể du học tại nhiều nước và làm việc tại các nước có ngành điện lạnh phát triển hơn Việt Nam. Cơ hội định cư tại nước ngoài khá lớn như Úc thì nghề điện lạnh nằm trong danh mục những nghề nghiệp được bảo trợ.
Vì vậy chỉ cần có năng lực thực sự thì các kỹ sư điện lạnh của Việt Nam có rất nhiều cơ hội để cống hiến, phát triển nghề nghiệp, tăng thêm thu nhập cho bản thân. Tất nhiên nghề này đòi hỏi người kỹ sư phải đam mê, nhanh nhạy và có tâm huyết thực sự với nghề.